Thứ 6, 17/01/2025, 12:57 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cảnh quan sông Sài Gòn là của chung hay của riêng? – Bài 1: Kẻ bị cưỡng chế, người được tồn tại

Cảnh quan sông Sài Gòn là của chung hay của riêng? – Bài 1: Kẻ bị cưỡng chế, người được tồn tại
(Tieudung.vn) - TP Hồ Chí Minh đặt ra mục tiêu to lớn, đến năm 2025 sẽ hoàn thành việc xây dựng bờ kè trên sông Sài Gòn và sông kênh rạch nội thành. Kế hoạch này nhằm nâng cao giá trị cảnh quan sông Sài Gòn mang lại cho TP; tạo điều kiện để người dân TP được thụ hưởng những giá trị cảnh quan...

Những bất cập, tồn tại trong quản lý hành lang bảo vệ sông Sài Gòn nói riêng và hệ thống sông kênh rạch nội thành nói chung trong thời gian quan là việc cần giải quyết dứt điểm trước khi hướng đến những mục tiêu to lớn.

Mô tả ảnh
Nhiều đã và đang lấn hành lang sông Sài Gòn

63 công trình lấn hành lang sông

Tính đến tháng 8/2019, trên sông Sài Gòn và hệ thống sông kênh rạch nội thành thuộc quyền quản lý của Trung tâm quản lý đường thuỷ (Sở Giao thông Vận tải) vẫn còn tồn đọng 63 trường hợp lấn chiếm sông kênh rạch chưa được xử lý. Có 2 trường hợp phát sinh trong năm 2019, một trường hợp được địa phương cấp phép xây dựng. Với kiểu quản lý dễ dãi, thậm chí là buông lỏng như hiện nay sẽ để lại những hậu quả khôn lường.

Theo quy định hiện hành, hàng lang bảo vệ sông Sài Gòn là 50m tính từ mép bờ cao. Trong thời gian qua, một số công trình của doanh nghiệp xây dựng trên hành lang bảo vệ sông bị buộc tháo dỡ, trong khi đó cũng có cùng vi pham nhưng một số công trình lại không bị tháo dỡ, thậm chí được cấp phép. Cách quản lý tùy hứng sẽ tạo ra những hệ luỵ khôn lường, ảnh hưởng đến dòng chảy, cảnh quan ven hệ thống sông trên địa bàn.

Theo các quy định hiện hành, hành lang bảo vệ sông, kênh rạch là từ 20 đến 50m tính từ mép bờ cao. Chẳng hạn đối với sông Sài Gòn là tuyến đường thủy nội địa, hàng lang bảo vệ sông là 50m. Bất cứ hoạt động xây dựng nào diễn ra trong hành lang bảo vệ sông đều là hành vi phạm pháp, buộc phải khắc phục, khôi phục hiện trạng.

Theo số liệu của Trung tâm Quản lý đường thuỷ, tính đến đầu tháng 8/2019 trên địa bàn TP Hồ Chí Minh vẫn còn tồn đọng 63 trường hợp lấn chiếm hệ thống sông, kênh rạch chưa được xử lý. Trong đó có 1 trường hợp phát sinh trong năm 2019. Về tình trạng xây dựng lấn chiếm sông, đứng đầu là huyện Bình Chánh có 17 trường hợp; quận 9 đứng hàng thứ 2 với 15 trường hợp; quận Bình Thạnh và quận 7 cùng có 7 trường hợp; quận 2 có 6 trường hợp...

Cũng theo Trung tâm Quản lý đường thủy, trong năm 2019, tính đến đầu tháng 8, chỉ có 3 trường hợp doanh nghiệp xây dựng xâm phạm hành lang bảo vệ sông kênh rạch đã tự khắc phục, khôi phục lại hiện trạng.

Cụ thể: Công ty TNHH Hải Vương, phường Thảo Điền, quận 2, xây dựng nhà xưởng có kích thước 15mx15m, cách mép bờ sông Sài Gòn 3m; Công ty TNHH Bảo Tiến, phường Thảo Điền, quận 2 xây dựng trong hành lang bảo vệ sông một công trình nhà ở bằng gỗ 127 và một nhà bằng bê tông dài 28m. Trên kênh An Hạ, Công ty Than bùn Kiến Thành, xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh đóng cọc bê tông dọc bờ 20m, cách bờ 1,5m.

Trong số 63 trường hợp còn tồn đọng chưa thể xử lý có rất nhiều công trình xây dựng lớn dọc theo bờ sông Sài Gòn trên địa bàn quận 2, quận Bình Thạnh, lân cận khu trung tâm thành phố. Đáng nói, những trường hợp xâm phạm hành lang bảo vệ sông này đã tồn tại rất lâu mà vẫn chưa được xử lý theo quy định.

Mô tả ảnh
Trong khi đó có dự án nhỏ thì bị cưỡng chế... trong khi những dự án lớn lại được tồn tại!

Quản lý kiểu bên nặng, bên nhẹ

Trong số 63 công trình xây dựng xâm phạm hành lang bảo vệ sông, có 1 trường hợp rất kỳ lạ. Nhà hàng Kim Vân, phường 13, quận Bình Thạnh xây dựng một khu nhà có diện tích 402m2 xâm phạm hành lang bảo vệ sông Sài Gòn. Đáng ngạc nhiên, công trình xây dựng này lại được UBND quận Bình Thạnh cấp giấy phép xây dựng, cụ thể là giấy phép xây dựng số 1419/GPXD ngày 16/4/2019. Qua trường hợp trên có thể thấy rõ, có tình trạng tùy tiện trong quản lý hành lang bảo vệ sông, kênh rạch trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Cùng một hành vi xâm phạm hành lang bảo vệ sông, kênh rạch nhưng có trường hợp bị bắt buộc khôi phục hiện trạng ban đầu, có trường hợp lại được cấp phép xây dựng.

Qua việc xử lý các công trình xây dựng xâm phạm hành lang bảo vệ sông, kênh rạch có tình trạng không nhất quán, điều này đặt ra nhiều băn khoăn phải chăng có tình trạng “bên nặng, bên nhẹ” chứ không chỉ đơn thuần có vi phạm là xử lý quyết liệt.

Những trường hợp sau đây là điển hình, là cơ sở để dư luận hoài nghi về tính nhất quán trong xử lý các trường hợp xâm hại hành lang bảo vệ sông Sài Gòn.

Ngày 20/5/2017, UBND TP Hồ Chí Minh đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với số tiền phạt kỷ lục 1 tỷ đồng đối với chủ đầu tư Thảo Điền , kèm theo đó là quyết định đình chỉ xây dựng, buộc tháo dỡ toàn bộ công trình xây dựng trên hành lang bảo vệ sông Sài Gòn. của dự án Thảo điền Sapphire là Công ty TDS bị Thanh tra Sở Xây dựng, cơ quan chức năng quận 2 phát hiện xây dựng một số hạng mục trong hành lang bảo vệ sông Sài Gòn tại địa điểm là thửa số 301, tờ bản đồ số 16 (theo tài liệu đo năm 2003) phường Thảo Điền, quận 2. Thanh tra Sở Xây dựng đã cho Công ty TDS 10 ngày để khắc phục, nếu không tự tháo dỡ sẽ bị cưỡng chế. Hết thời hạn 10 ngày, Công ty TDS vẫn chưa khắc phục, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong ký quyết định cưỡng chế. Dưới áp lực bị cưỡng chế, Công ty TDS đã phải tự tháo dỡ các hạng mục xâm phạm hành lang bảo vệ sông Sài Gòn.

Dư luận đã từng đặt dấu hỏi, tại sao ngay trên hành lang bảo vệ sông Sài Gòn, chỉ cách trung tâm thành phố chưa đến 2km mọc lên khu liên hợp gồm sân tập golf, nhà hàng …? Công trình này được xây dựng ngay sát mép bờ sông Sài Gòn và đã tồn tại nhiều năm nay mà vẫn chưa bị xử lý.

Trong khi các doanh nghiệp khác không được phép xâm phạm hành lang bảo vệ sông Sài Gòn, xâm phạm là bị xử lý buộc phải trả lại hiện trạng ban đầu, thế nhưng dự án lớn lại “trơ gan cùng tuế nguyệt”, khiến dư luận đặt dấu hỏi. Phải chăng dự án dự án này được cấp phép đặc biệt trên hành lang bảo vệ sông Sài Gòn?

(Còn nữa)

Tags:
4.1 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Nhận định

Tiện ích “vô hình” thúc đẩy giá trị BĐS Vinhomes tăng trưởng với tốc độ vượt xa thị trường
(Tieudung.vn) Hơn 10 năm qua, hành trình an cư lạc nghiệp của những cư dân Vinhomes luôn có sự...
 
Tập trung chấn chỉnh, xử lý việc thao túng giá, đầu cơ bất động sản
(Tieudung.vn) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 03/CĐ-TTg ngày 15/1/2025 yêu cầu các...
 
Chuyên gia hiến kế giải pháp khắc phục chênh lệch cơ cấu sản phẩm nhà ở
(Tieudung.vn) Thị trường bất động sản (BĐS) đã khép lại năm 2024 với các kết quả phục hồi tích...

Dự án – Nhà đẹp

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ
(Tieudung.vn) Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần...
 
Tiện ích “vô hình” thúc đẩy giá trị BĐS Vinhomes tăng trưởng với tốc độ vượt xa thị trường
(Tieudung.vn) Hơn 10 năm qua, hành trình an cư lạc nghiệp của những cư dân Vinhomes luôn có sự...
 
Duy nhất trên thị trường: Nhà đã bàn giao vẫn liên tục được chủ đầu tư cộng thêm giá trị
(Tieudung.vn) Không chỉ đồng hành cùng cư dân trong suốt quá trình an cư, Vinhomes còn liên tục gia...

Phong thuỷ

Những thứ không được để trống đêm Giao thừa và 3 ngày Tết, để năm mới suôn sẻ
(Tieudung.vn) Có quan niệm cho rằng, trong 3 ngày Tết và đặc biệt là thời khắc Giao thừa chuyển...
 
Ngày nào đẹp để khai xuân Ất Tỵ 2025?
(Tieudung.vn) Ngày khai xuân không chỉ là một truyền thống mà còn giúp thu hút may mắn, tài lộc....
 
Cách người tuổi Tỵ hóa giải 'hạn năm tuổi' 2025
(Tieudung.vn) Để giảm thiểu vận rủi, hóa giải vận hạn trong năm tuổi và tận dụng vận may, người...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.39024 sec| 889.484 kb