Đau cơ
Đau cơ rất có thể bạn đang bị stress.
Để khắc phục tình trạng này, hãy hít thở sâu khoảng 5- 10 lần và tập trung thả lỏng cơ thể. Đối với cổ, hãy cố gắng xoay cổ và xoa bóp nhẹ nhàng.
Co giật mí mắt
Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy nhắm mắt lại để mắt được nghỉ ngơi. Ngoài ra nên tránh các công việc khiến cho mắt bạn phải làm việc nhiều.
Cắn móng tay
Cắn móng tay mỗi khi lo lắng là khi chúng ta đã quá căng thẳng và tự làm xao nhãng bản thân bằng hoạt động cắn móng tay.
Sâu răng
Các chuyên gia nói rằng, stress dẫn đến việc bạn thường nghiến răng vào ban đêm, hoặc cả ban ngày. Nghiến răng là một thói quen xấu vì nó sẽ ăn mòn răng, làm tổn hại răng dẫn đến sâu răng.
Mụn trứng cá
Mụn trứng cá là một trong những bằng chứng rõ ràng nhất biểu hiện của sự căng thẳng. Khi một số người cảm thấy căng thẳng, họ có xu hướng chạm tay vào khuôn mặt thường xuyên hơn. Điều này có thể làm lây lan vi khuẩn và góp phần vào sự phát triển của mụn trứng cá. Một nghiên cứu đo mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá ở 22 người trước và trong một kỳ thi; kết quả cho thấy tăng mức độ căng thẳng do kết quả của kỳ thi có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của mụn trứng cá. Ngoài stress, các nguyên nhân tiềm ẩn khác của mụn trứng cá bao gồm sự thay đổi hormon, vi khuẩn, sản xuất dầu dư thừa trên da và các lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
Suy giảm ham muốn tình dục
Mức căng thẳng cao hơn có liên quan đến mức độ hoạt động tình dục thấp hơn. Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn khác của sự thay đổi trong ham muốn tình dục, bao gồm thay đổi hormon, mệt mỏi và các nguyên nhân tâm lý.
Các vấn đề về tiêu hóa
Các vấn đề về tiêu hoá như tiêu chảy và táo bón cũng có thể do căng thẳng. Căng thẳng có thể ảnh hưởng đến những người có rối loạn tiêu hóa như hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc viêm ruột (IBD). Ngoài ra, hãy nhớ rằng nhiều yếu tố khác có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như chế độ ăn uống, mất nước, mức độ hoạt động thể chất, nhiễm trùng hoặc do một số thuốc nhất định.
Thay đổi thèm ăn
Sự thay đổi thèm ăn thường gặp trong thời kỳ căng thẳng. Khi bạn cảm thấy căng thẳng, bạn có thể thấy mình không có sự thèm ăn. Một nghiên cứu của sinh viên đại học cho thấy rằng 81% cho biết họ cảm thấy thay đổi thèm ăn khi căng thẳng. Trong số này, 62% có sự thèm ăn tăng lên, trong khi 38% bị giảm thèm ăn. Các nguyên nhân khác có thể gây ra sự thèm ăn bao gồm việc sử dụng một số loại thuốc, sự thay đổi hormon và nguyên nhân tâm lý.