Thứ 6, 22/11/2024, 15:38 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn đậu phụ?

Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn đậu phụ?
(Tieudung.vn) - Không chỉ đơn thuần là thực phẩm, đậu phụ còn có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe, đặc biệt là loại thực phẩm này có chỉ số đường huyết thấp tốt cho người bệnh tiểu đường.

Giảm lượng đường trong máu

Hai thành phần chính của đậu nành là protein và isoflavone đậu nành. Isoflavone là một phân lớp của flavonoid, các hợp chất từ thực vật phổ biến.

Theo nghiên cứu của Đại học Massachusetts Amherst (Hoa Kỳ) cho thấy, hợp chất isoflavone rất giàu trong đậu nành có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường và bệnh tim.

Vì sao người bệnh tiểu đường nên ăn đậu phụ?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Quan trọng hơn, nghiên cứu lưu ý rằng, tiêu thụ làm từ đậu nành có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu và thậm chí cải thiện khả năng dung nạp glucose ở những người đã được chẩn đoán mắc bệnh đái tháo đường.

Giúp duy trì cân nặng phù hợp

Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Lượng mỡ trong cơ thể người béo phì quá nhiều làm việc chuyển hóa đường trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm các tế bào mỡ nhằm giảm thiểu hiện tượng kháng insulin, đồng thời giúp chuyển hóa đường tốt hơn.

Vì vậy, người bệnh cần chú ý đến vấn đề kiểm soát cân nặng bằng chế độ ăn uống và tập luyện phù hợp.

Để an toàn nên lựa chọn các thực phẩm giàu protein, chất xơ và chất béo lành mạnh. Các từ đậu phụ có vị thơm ngon, béo ngậy nhưng rất giàu protein và chất xơ giúp người bệnh no lâu hơn và cắt giảm được lượng thức ăn tiêu thụ vào cơ thể, giúp ổn định đường huyết và duy trì cân nặng hiệu quả.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Đậu nành là một trong số ít các loại hạt có chứa hàm lượng protein tương đương với thịt. Ngoài ra, protein đậu nành không chứa cholesterol (một trong những nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não) và chỉ có hàm lượng chất béo bão hòa thấp.

Tiêu thụ thực phẩm làm từ đậu nành như đậu phụ có thể giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đây là lý do người bệnh đái tháo đường nên ăn đậu phụ. Vì biến chứng tim mạch là một biến chứng phổ biến nguy hiểm ở bệnh nhân đái tháo đường.

Nguồn protein lành mạnh trong đậu nành có thể làm giảm mức cholesterol có hại và và bảo vệ tim khỏi bị hư hại do tích tụ mảng bám. Chúng cũng giàu chất chống oxy hóa, đây là chất giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do, có thể làm giảm viêm và cải thiện lưu lượng máu.

Thực phẩm kết hợp với đậu phụ giúp kiểm soát lượng đường

Những thực phẩm dưới đây có thể ăn cùng với đậu phụ vừa ngon vừa để kiểm soát lượng đường:

Thịt nạc

Thịt là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng, có thể kết hợp với đậu phụ để có được lượng dinh dưỡng dồi dào, giúp cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể bệnh nhân tiểu đường.

Rau

Có thể kết hợp với các loại rau khi ăn đậu phụ để cho bữa ăn thêm đa dạng. Rau là thực phẩm giàu dinh dưỡng và ít calo, đặc biệt là cà rốt, cà chua, cải thảo,… chứa nhiều chất dinh dưỡng mà cơ thể cần.

Chỉ số đường huyết của rau tương đối thấp, không dễ khiến đường huyết tăng cao, đồng thời có hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.

Thực phẩm từ trứng

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn đậu phụ với trứng, trứng hoặc thực phẩm từ trứng cũng rất giàu chất dinh dưỡng, phối hợp lẫn nhau có thể có hiệu quả. Đối với những người mắc , việc cung cấp đầy đủ chất đạm là vô cùng quan trọng.

Các món ăn được chế biến từ đậu phụ và trứng có chứa protein chất lượng cao, vừa có thể đáp ứng nhu cầu của cơ thể con người vừa có thể duy trì các hoạt động sống bình thường. Vì vậy, để kiểm soát đường huyết hiệu quả, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn đậu phụ với một số thực phẩm từ trứng để có được nguồn dinh dưỡng dồi dào, có ích cho sức khỏe.

Tags:
3.5 2 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.30528 sec| 789.25 kb