Chủ nhật , 01/09/2024, 14:18 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

7 thói quen xấu gây bệnh tiểu đường, hầu hết giới trẻ mắc phải

7 thói quen xấu gây bệnh tiểu đường, hầu hết giới trẻ mắc phải
(Tieudung.vn) - Dưới đây là một số thói quen có nguy cơ phát sinh bệnh tiểu đường, bạn nên từ bỏ.

Ăn uống thất thường

Nhiều người có thói quen thức khuya và dậy muộn, vì thế không có giờ ăn cố định: thường xuyên bỏ bữa sáng và ăn các bữa không đúng giờ. Việc duy trì tình trạng ăn uống như vậy trong thời gian dài sẽ dẫn đến cơ thể bị rối loạn trao đổi chất, insulin thiếu ổn đinh, dẫn đến , rối loạn tiêu hoá và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác.

7 thói quen xấu gây bệnh tiểu đường, hầu hết giới trẻ mắc phải

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Uống ít nước

Nước rất quan trọng đối với các chức năng của gan và thận để thải các chất độc ra ngoài. Nếu cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước sẽ không thể hoạt động bình thường, kết quả là lượng đường trong máu của bạn có thể tăng lên.

Uống ít nhất 02 lít nước mỗi ngày có rất nhiều lợi ích. Một trong số đó là bạn đã giảm nguy cơ lượng đường trong máu cao. Nếu uống ít nhất 8 cốc nước mỗi ngày sẽ giảm được 21% nguy cơ tăng đường huyết.

Ngủ không đủ giấc

Vào tháng 3/2024, một nghiên cứu kéo dài 12,5 năm đã được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, phân tích dữ liệu của 240.000 người tham gia từ 38 đến 71 tuổi và phát hiện ra rằng dù ăn uống lành mạnh đến đâu thì giấc ngủ kém vẫn có thể dễ dàng dẫn đến bệnh tiểu đường.

Cụ thể, sau khi điều chỉnh các yếu tố can thiệp như lối sống, tình trạng sức khỏe cơ bản và tiền sử bệnh mãn tính, thời gian ngủ ngắn có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Thời gian ngủ càng ngắn thì nguy cơ càng cao và chế độ ăn uống lành mạnh không thể bù đắp được những ảnh hưởng của việc ngủ không đủ giấc.

Thiếu ngủ kéo dài có thể gây ra một loạt thay đổi tiêu cực về sinh lý bao gồm kích thích quá mức hệ giao cảm, tăng tiết epinephrine, cortisol và các hormone đường huyết khác... do đó gây ra tình trạng kháng insulin.

Một khi tình trạng kháng insulin xảy ra, tốc độ hấp thu và sử dụng insulin đối với glucose cơ thể sẽ tiết ra một lượng lớn insulin để bù đắp, dẫn đến tăng insulin máu. Nếu để lâu không cải thiện sẽ tiến triển thành bệnh tiểu đường.

Ăn quá nhiều đồ ngọt

Các loại bánh ngọt, kẹo, đồ ngọt có gây nên tiểu đường hay không còn phụ thuộc vào chỉ số GI của loại đó. (Glycaemic Index- là chỉ số đo tốc độ tăng đường huyết sau khi ăn các thực phẩm chứa bột đường.) Tuy nhiên hầu hết những loại thực phẩm ngọt đều thuộc loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thuộc nhóm trung bình hoặc cao, và chứa những loại đường không tốt cho sức khỏe, hàm lượng acid béo và cholesterol cao. Vì thế nên ăn ít đồ ngọt để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Lười ăn trái cây, rau

Trái cây và rau là thành phần chính đối với bất kỳ chế độ ăn kiêng nào, đặc biệt nếu bạn muốn giữ cân nặng lý tưởng. Trái cây và rau sẽ cung cấp chất xơ giúp dạ dày luôn cảm thấy no và giúp giảm lượng đường trong máu.

Vì vậy, chúng ta nên ăn nhiều loại rau xanh nhiều lá như rau bina, cải xoăn và bông cải xanh. Bạn cũng nên ăn các loại trái cây có màu sẫm vì chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa có thể cải thiện tình trạng kháng insulin của cơ thể.

Lười vận động

Nhiều người cho rằng tập thể dục mỗi ngày một lần là đủ nhưng sự thật là, nếu chỉ tập thể dục 20-30 phút vào buổi sáng và sau đó dành phần lớn thời gian thức để ngồi làm việc, điều đó vẫn có hại cho sức khỏe của bạn. Cố gắng di chuyển và vận động trong ngày, nếu không bạn vẫn có thể có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. 

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ khuyến nghị nên tập thể dục hàng ngày ít nhất 60 phút để quản lý lượng đường trong máu ổn định. Tốt nhất, theo cách nào đó, hãy đảm bảo rằng bạn có hoạt động thể chất suốt cả ngày.

Uống nhiều rượu

Người uống nhiều rượu có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường. Trong những cuộc nhậu nhẹt, lượng thức ăn nạp vào cơ thể lập tức chuyển thành chất béo dự trữ, tình trạng thường xuyên, kéo dài sẽ gây nên tình trạng bệnh tiểu đường.

Cách kiểm soát và phòng ngừa bệnh tiểu đường:

- Chế độ ăn khoa học: Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin từ rau xanh, trái cây tươi, hạn chế ăn mỡ và phủ tạng động vật, đồ ăn vặt, thức ăn nhanh, giảm khẩu phần bữa tối. Tránh xa đồ uống có cồn và chất kích thích.

- Tăng cường vận động, kiểm soát cân nặng trong giới hạn chỉ số BMI an toàn. Tập luyện tối thiểu 30 phút mỗi ngày.

- Kiểm soát cân nặng: Nên kiểm tra cân nặng thường xuyên để kịp thời điều chỉnh trong mức cho phép.

- Khám sức khỏe định kỳ: Phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường giúp ngăn chặn và làm giảm các biến chứng nguy hiểm.

Tags:
3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.10090 sec| 788.578 kb