Kẽm và selen
Kẽm và selen đứng đầu danh sách các khoáng chất tốt cho tim mạch. Selen và kẽm được cho là có vai trò trong việc giảm nguy cơ tim mạch do giúp điều hòa tình trạng viêm và tổn thương oxy hóa. Là một chất chống oxy hóa, kẽm ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do, có thể gây hại cho tế bào và gây ra các bệnh thoái hóa. Cả hai đều có trong cá và thịt.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Acid béo omega-3
Acid béo omega-3 là bí quyết để sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn do có nhiều lợi ích cho cơ thể, đặc biệt là với tim. Acid béo omega-3 có thể giúp giảm huyết áp và mức chất béo trung tính và thậm chí làm giảm sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Acid béo omega-3 cũng đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim.
Omega-3 có nhiều trong các loại thực phẩm như cá béo (cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm, cá tuyết), các loại hạt như hạt lanh, hạt chia, hạt óc chó,... Tuy nhiên, cung cấp omega-3 thông qua các chất bổ sung cũng là một lựa chọn tốt vì chế độ ăn của nhiều người không kết hợp đủ các loại thực phẩm cần thiết để có được acid béo omega-3.
Vitamin D
Một loại vitamin đáng được quan tâm cho sức khỏe tim mạch là vitamin D. Vitamin D rất cần thiết cho sức khỏe của xương và nghiên cứu đã chỉ ra rằng vitamin D cũng liên quan đến huyết áp, làm giảm nguy cơ tăng huyết áp và đột quỵ, khiến nó rất quan trọng đối với sức khỏe tim mạch. Vitamin D đóng vai trò điều hòa huyết áp, tình trạng viêm nhiễm và chức năng mạch máu, làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến tim.
Vitamin D được tìm thấy trong một số loại thực phẩm bao gồm cá hồi, trứng, nấm và sữa. Vào những tháng mùa đông hoặc ở những vùng ít ánh sáng mặt trời, có thể khó nhận đủ vitamin D thông qua chế độ ăn uống hoặc các nguồn tự nhiên. Ngoài việc tiếp xúc thường xuyên với ánh sáng mặt trời trực tiếp, nguồn vitamin D tốt nhất là qua thực phẩm hàng ngày hoặc thực phẩm bổ sung.
Vitamin B9 (acid folic)
Vitamin B9 được sử dụng để chống lại tác động của acid amin homocysteine - nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ, xơ cứng động mạch, có thể dẫn đến tăng huyết áp và bệnh tim.
Các loại rau lá xanh và ngũ cốc nguyên hạt là những thực phẩm giúp cải thiện nồng độ acid folic nhưng được cơ thể hấp thu với lượng rất hạn chế, vì vậy những người có lượng acid folic thấp cần cân nhắc việc bổ sung để khắc phục tình trạng thiếu vitamin quan trọng này.
Magie
Magie là một khoáng chất hữu ích cho những người đang dùng thuốc để kiểm soát huyết áp. Mức magie thấp có liên quan đến tăng huyết áp, tích tụ mảng bám và cholesterol cao. Bổ sung magie giúp giảm huyết áp và nguy cơ đau tim cho những người bị huyết áp cao đang dùng thuốc. Điều quan trọng cần lưu ý là magie không có tác dụng tương tự đối với những người có huyết áp bình thường không dùng thuốc nào đó.
Để đủ magie, chế độ ăn cần lựa chọn các thực phẩm giàu magie như hải sản và cá nước ngọt, thịt các loại, rau lá xanh đậm, đậu đỗ, vừng lạc, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt,...
Nếu bạn gặp khó khăn trong việc cung cấp đủ magie thông qua thực phẩm, chất bổ sung có thể được xem xét trong một số trường hợp. Vì chất bổ sung magie có thể gây ra tác dụng phụ và tương tác với một số loại thuốc, do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng chất bổ sung magie.
Chất xơ
Chất xơ rất quan trọng để điều chỉnh hệ thống tiêu hóa của chúng ta, giúp giảm lượng cholesterol toàn phần và mức cholesterol "xấu", mang lại một trái tim khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim. Việc ăn nhiều chất xơ có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cung cấp đủ chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, bệnh đái tháo đường type 2 và một số loại ung thư. Nó cũng có thể giúp bạn giảm cân và duy trì cân nặng hợp lý.
Theo khuyến nghị, người lớn nên ăn khoảng 25-35g chất xơ mỗi ngày. Tuy nhiên, lượng cụ thể khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi, giới tính và mức độ hoạt động hàng ngày. Chất xơ có nhiều trong nhiều loại thực phẩm, nhưng hầu hết mọi người đều không nạp đủ chất xơ, điều này đòi hỏi phải thay đổi chế độ ăn uống hoặc sử dụng chất bổ sung.