Bữa ăn giàu chất xơ
Để đối phó với tình trạng lượng đường tăng đột ngột, người bị bệnh tiểu đường hãy bổ sung bữa ăn sáng bằng các bữa ăn giàu chất xơ như yến mạch cán mỏng, trái cây và rau sống, ngũ cốc nguyên hạt, hạt kê...
Các loại thực phẩm này giúp tạo cảm giác no lâu và làm giảm lượng đường trong máu tăng đột biến bằng cách làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate từ ruột.
Ngoài ra, ữa sáng cho người tiểu đường nên có thêm đa dạng các loại rau như bông cải xanh, cà chua, dưa leo, nấm, bí, rau cải xoăn, măng tây… để bổ sung chất xơ cùng các vitamin, khoáng chất cần thiết khác.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Chất béo lành mạnh
Người bị bệnh tiểu đường đừng chỉ ăn carbohydrate vào bữa sáng, thay vào đó hãy bổ sung thêm một số chất béo lành mạnh như bơ, các loại hạt... Thực phẩm này sẽ kiểm soát lượng đường tăng đột biến và giúp no lâu.
Protein chất lượng tốt
Bắt đầu ngày mới bằng cách bổ sung protein chất lượng tốt vì chất dinh dưỡng đa lượng này giúp người bị bệnh tiểu đường no lâu hơn và cũng làm giảm lượng đường trong máu. Các loại thực phẩm giàu protein như trứng, đậu phụ, phô mai hoặc sữa chua Hy Lạp nên được thêm vào đĩa ăn sáng của người bị bệnh tiểu đường.
Trái cây có chỉ số đường huyết thấp
Bữa sáng nên bao gồm những loại trái cây có chỉ số đường huyết (GI) thấp, có nghĩa là những loại trái cây gây ra sự gia tăng đột biến lượng đường trong máu thấp hơn.
Các loại trái cây thuộc nhóm GI thấp bao gồm các loại quả mọng như dâu tây, mâm xôi, việt quất, táo, đu đủ, lê... Ngoài ra, trái cây trong bữa sáng còn bổ sung một liều chất chống oxy hóa vào bữa ăn, ngăn ngừa tổn thương do gốc tự do và thúc đẩy sức khỏe tổng thể.
Uống đủ nước
Người bị tiểu đường nên uống đủ nước để đảm bảo sức khỏe tổng thể. Uống một số loại nước giải độc như nước chanh ấm, trà quế, trà húng quế, nước ép rau xanh... vào buổi sáng có thể giúp thanh lọc hệ thống.
Khẩu phần ăn
Một điều khiến bất kỳ bữa ăn nào lành mạnh hơn cho cơ thể là nên chú ý đến khẩu phần ăn. Nếu mục đích là kiểm soát lượng đường trong máu trong cơ thể, hãy nhắm đến khẩu phần ăn nhỏ hơn và thực hành ăn uống có chánh niệm hơn.