Sữa nguyên chất
Sữa nguyên chất chỉ có một lượng đường duy nhất có sẵn tự nhiên trong sữa tươi nguyên liệu (đường lactose). Còn với sữa ít đường và sữa có đường sẽ được bổ sung một lượng đường nhất định ngoài lượng đường lactose có sẵn tự nhiên trong sữa.
Trên nhãn ghi thông tin dinh dưỡng của sản phẩm, thông số hydro cacbon chính là lượng đường trong sữa. Toàn bộ carbonhydrate trong sữa là đường lactose.
Tất cả các loại sữa nguyên chất đều cung cấp khoảng 12g đường mỗi cốc, nhưng sữa sô cô la, dâu tây và vani có chứa thêm đường, vì vậy người bệnh cần chú ý đọc nhãn thực phẩm trước khi sử dụng.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Sữa tách béo và ít béo
Bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nhưng người bệnh có thể kiểm soát nguy cơ bằng cách hạn chế tiêu thụ chất béo bão hòa. Một cốc sữa nguyên chất cung cấp 149 calo và 5g chất béo bão hòa, nhưng 1 cốc sữa tách béo chỉ chứa 83 calo và 0,1g chất béo bão hòa.
Nên dùng sữa thực vật
Sữa thực vật được khuyên dùng cho bệnh nhân tiểu đường hơn sữa động vật. Các loại sữa thực vật như sữa đậu nành, hạnh nhân, hạt lanh... có thể giúp giảm biến chứng tăng huyết áp và hạn chế đường cũng như chất béo dung nạp vào cơ thể.
Sữa hạnh nhân không đường có 2% carbohydrate. Con số này thấp hơn nhiều so với sữa bò ít béo chứa tới 5% carbohydrate. Vì vậy nó là một lựa chọn thích hợp với người bệnh đái tháo đường
Sữa hạt lanh không đường chứa ít nhất 1,02g carbohydrate. Vì vậy là một lựa chọn lý tưởng cho những người mắc bệnh đái tháo đường. Sữa hạt lanh không chứa lactose hoặc cholesterol cũng là sản phẩm thay thế sữa bò có lợi cho tim mạch.
Nghiên cứu cho thấy, sữa đậu nành có thể cải thiện huyết áp ở những người mắc bệnh đái tháo đường và bệnh thần kinh hơn so với những người tham gia uống sữa bò.
Sữa đậu nành không đường chứa 4,01g carbohydrate, cao hơn sữa hạt lanh và hạnh nhân nhưng đủ an toàn để tránh làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
Một số điều bệnh nhân đái thái đường cần lưu ý khi uống sữa
ThS. BS Nguyễn Thu Yên cho biết, bệnh nhân đái tháo đường có thể uống sữa vào các bữa ăn phụ.
- Một khẩu phần sữa nguyên chất không đường là 250ml thường chứa 12g carbohydrate. Người bệnh nên uống 1 hoặc 2 khẩu phần sữa mỗi ngày.
- Cần lưu ý sữa là thực phẩm bổ sung dinh dưỡng chứ không có tác dụng chữa bệnh. Người bệnh không cần thiết phải uống sữa nếu như chế độ ăn đã đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng.
- Khi lựa chọn loại sữa người bệnh nên chú ý đọc bảng thành phần trên nhãn thực phẩm để biết về lượng carbohydrate, cholesterol… có chứa trong loại sữa đó.