Nguyên nhân gây khô môi
Khô môi do thiếu nước: Một trong những nguyên nhân chính gây khô môi mà các nàng thường mắc phải, đó chính là việc để cơ thể luôn ở trạng thái “thiếu nước”. Trong khi đó, nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, đóng vai trò quan trọng và cực kỳ cần thiết giúp bạn đào thải độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi. Vì vậy, nếu cứ tiếp tục duy trì thói quen xấu này, chẳng mấy chốc tình trạng khô môi, bong tróc thậm chí nứt nẻ chảy máu sẽ còn đeo bám bạn thường xuyên hơn.
Khô môi do di truyền: Thường thì nguyên nhân này rất hiếm khi xảy ra, tuy nhiên bạn cũng đừng vì thế mà “xem nhẹ” trường hợp này. Hãy chăm sóc kỹ đôi môi của mình, để chúng không trở thành khuyết điểm khiến bạn trở nên thiếu tự tin nhé.
Bên cạnh đó, nếu bạn mắc phải một số bệnh về tuyến giáp, vảy nến, hay tiểu đường hoặc nặng hơn nữa là bệnh Perleche, thì bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ và tìm ra hướng điều trị kịp thời, để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe nhé. Bởi đây là những trường hợp bệnh không chỉ khiến bờ môi bạn khô ráp, nứt nẻ, bong tróc mà thậm chí còn gây lở loét, đau đớn.
Khô môi do môi trường: Nắng, nóng, bụi bẩn… cũng là một trong những do khiến cho tình trạng khô môi, nứt nẻ xảy đến với bạn. Chưa kể, với tính chất công việc thường xuyên ngồi phòng lạnh, bờ môi của bạn cũng từ đó dễ trở nên khô ráp, nứt nẻ. Vì vậy, vào mùa lạnh thời tiết hanh khô, bạn nên thoa kem dưỡng môi để cung cấp độ ẩm cần thiết cho môi.
Khô môi do thiếu vitamin: Việc thiếu chất dinh dưỡng cũng khiến cho tình trạng khô môi, nứt nẻ “ghé đến”, nhất là khi cơ thể bạn thiếu hụt vitamin B2 khiến cho môi của bạn không chỉ bị lột da, mà còn gay ngứa ngáy.
Khô môi do thực phẩm nạp vào: Các loại trái cây như quýt, cam, chanh, cà chua khi tiếp xúc với da môi sẽ làm cho tình trạng khô môi, nứt nẻ càng trở nặng thêm. Cho nên, bạn hãy hạn chế để chúng chạm vào môi nhé. Thay vào đó, nếu muốn thưởng thức chúng bạn có thể dùng ông hút nhé.
Khô môi do mỹ phẩm: Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng son môi, hoặc đã trải qua quá trình xăm môi. Tốt nhất, bạn nên dành chút thời gian để chăm dưỡng cho bờ môi của mình, và đừng quên tẩy trang cho môi thật sạch sau mỗi lần sử dụng nhé.
Khô môi do thói quen liếm môi thường xuyên: Cuối cùng, nguyên nhân mà dần đi vào thói quen của hầu hết tất cả mọi người, đặc biệt là các chị em phụ nữ cũng đã “lộ diện”.
Chỉ cần liếm môi nhiều lần trong 1 ngày, cũng đủ làm tình trạng khô môi thêm trở nặng. Bởi chúng không cung cấp độ ẩm cho môi như bạn nghĩ đâu, thậm chí tuyến nước bọt của bạn còn lấy đi độ ẩm còn lại trên môi, do có chứa thức ăn và các yếu tố làm da bị khô hơn khi tiếp xúc với ô xy. Hãy từ bỏ “thói quen xấu” này ngay hôm nay, bạn nhé!
Cách giải quyết môi khô
Tránh cách yếu tố gây khô môi như đã kể trên.
Uống đủ nước, từ 1,5 đến 2 lít/ ngày.
Bổ sung vitamin E tổng hợp
Bôi kem dưỡng ẩm môi 1 đến 2 giờ/ lần
Bôi son dưỡng ẩm, giúp giảm đau, có chất chống nắng SPF 15.
Thỉnh thoảng dùng bàn chải mềm chải nhẹ để lớp vảy trên môi tróc ra.
Ăn thêm trái cây, rau có chứa chất Carotene như cà rốt, cà chua.
Phương pháp trị khô, nẻ môi tự nhiên
Chống nẻ môi bằng mật ong
Cách trị nẻ môi phổ biến nhất và cũng được xem là một trong những cách hiệu quả nhất chính là sử dụng mật ong. Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm và chữa trị chứng nẻ môi mùa đông cực tốt.
Bạn chỉ cần lấy một chút mật ong nguyên chất thoa nhẹ nhàng lên môi 3 lần một ngày. Hoặc bạn cũng có thể kết hợp mật ong cùng glycerin (bạn có thể mua glycerin tại các hiệu thuốc Tây khá dễ dàng) để tạo thành hỗn hợp dưỡng môi chống khô nẻ môi hiệu quả. Nếu sử dụng theo cách này, bạn chỉ cần bôi hỗn hợp dưỡng môi trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy là được. Bạn sẽ cảm nhận ngay được kết quả tuyệt với mà mật ong đem lại cho làn môi của mình ngay sau lần sử dụng đầu tiên.
Vaseline
Vaseline rất hiệu quả trong việc điều trị đôi môi khô. Đơn giản chỉ cần áp dụng một số vaseline trên đôi môi khô của bạn nhiều lần trong ngày để bảo vệ môi. Lưu ý khi thoa vaseline trên đôi môi khô trước khi đi ngủ để giữ cho đôi môi được nuôi dưỡng trong đêm. Đầu tiên bạn có thể thoa 1 ít mật ong lên môi và để khô trong vài giây và sau đó thoa vaseline. Chờ một vài phút và làm sạch bằng cách sử dụng 1 miếng bông thấm nước ấm. Lặp lại 2 lần/ngày.