Nguyên nhân trẻ bị cảm lạnh
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Cảm lạnh là một loại bệnh khá phổ biến ở trẻ em. Theo thống kê, hầu hết trẻ em sẽ bị ít nhất 6 đến 8 lần cảm lạnh mỗi năm. Đây là một loại bệnh được gây ra bởi các loại virus cảm lạnh. Virus này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây kích ứng và làm viêm nhiễm vùng niêm mạc mũi và cổ họng.
Cách chăm sóc bé để giúp bé tránh được nguy cơ bị loại virus cảm lạnh xâm nhập vào cơ thể chính là biết được phương thức lây lan của chúng:
Qua không khí khi tiếp xúc với người nhiễm bệnh: Nếu một người bị cảm lạnh hắt hơi hoặc ho, một lượng nhỏ vi rút đi vào không khí. Sau đó, nếu con bạn hít phải không khí đó, vi rút sẽ bám vào bên trong mũi của con bạn và dẫn đến bệnh cảm lạnh.
Tiếp xúc thông qua đồ vật: Vi-rút có thể lây lan qua các đồ vật, chẳng hạn như đồ chơi mà người bị cảm lạnh chạm vào. Hơn nữa, trẻ cũng hay có thói quen ngậm tay, chạm vào mũi, miệng và mắt. Điều này sẽ khiến vi rút dễ dàng thâm nhập vào cơ thể của bé hơn.
Các triệu chứng của cảm lạnh
Các triệu chứng cảm lạnh bắt đầu từ 1 đến 3 ngày sau khi con bạn tiếp xúc với vi rút cảm lạnh và chúng thường kéo dài khoảng 1 tuần. Và rất có thể các triệu chứng này kéo dài đến 2 tuần.
Tuỳ theo độ tuổi và bé thường có các triệu chứng khác nhau. Ở trẻ sơ sinh, các triệu chứng cảm lạnh có thể bao gồm:
Khó ngủ
Hay khóc quấy và cáu kỉnh
Nghẹt mũi và
Đôi khi nôn mửa và tiêu chảy
Sốt
Đối với những trẻ lớn hơn, các triệu chứng thường thấy là:
Ngạt mũi, chảy nước mũi
Ngứa cổ họng và ho khan nhẹ
Chảy nước mắt
Hắt xì
Viêm họng
Đau nhức cơ và xương
Nhức đầu
Sốt nhẹ và ớn lạnh
Chảy nước từ mũi đặc lại và chuyển sang màu vàng hoặc xanh lá cây
Cách chăm sóc khi trẻ bị cảm lạnh
Giữ ấm cơ thể
Trẻ bị cảm, sổ mũi là do cơ thể không đủ ấm, do đó, khi trẻ mắc bệnh thì cha mẹ nên cho trẻ mặc thêm quần áo ấm để giữ ấm kịp thời. Đồng thời cần hạn chế cho con ra ngoài trời lạnh khi không cần thiết, hạn chế gió lùa vào nhà khiến con bị lạnh.
Uống nước ấm
Khi con mắc bệnh cảm lạnh, sổ mũi, sốt,...cần cho trẻ uống nhiều nước hơn để đảm bảo duy trì sự cân bằng nước trong người. Bên cạnh đó, khi cho trẻ uống đủ nước sẽ giúp cơ thể thoải mái hơn và mau chóng hồi phục.
Làm ẩm không khí
Không khí quá khô cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của trẻ đang bị cảm lạnh, khiến khoang mũi bị khô và gia tăng các triệu chứng khác. Do đó, tốt nhất các mẹ nên dùng thêm máy tạo độ ẩm cho không khí để tạo môi trường thoải mái hơn cho con.
Tránh dùng thuốc của người lớn
Không ít phụ huynh cho con dùng thuốc điều trị cảm lạnh của người lớn để điều trị các triệu chứng như ho, sốt, sổ mũi. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm vì mỗi đối tượng có độ tuổi khác nhau sẽ có loại thuốc dành riêng và liều lượng khác biệt. Chính vì vậy, tốt nhất bố mẹ nên đưa con đi khám và kê toa thuốc chính xác để mang lại hiệu quả nhé!
Tránh dùng ngón tay ngoáy mũi trẻ
Khi trẻ bị cảm lạnh rất hay sổ mũi, nghẹt mũi, lúc này nhiều phụ huynh hay trẻ sẽ dùng ngón tay ngoáy mũi, tuy nhiên điều này có thể gây tổn thương khoang mũi. Do đó, tốt nhất phụ huynh nên dùng máy hút mũi, tăm bông để làm sạch nước mũi nếu trẻ bị chảy nhiều nước mũi nhé!
Chú ý nghỉ ngơi đầy đủ
Không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn khi bị cảm lạnh vẫn nên hạn chế vận động quá sức, nên nghỉ ngơi đầy đủ để cơ thể mau chóng hồi phục sức khỏe, giảm nhanh các triệu chứng sổ mũi.