Chủ nhật , 24/11/2024, 17:18 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Lá ớt có ăn được không? Lợi ích không ngờ từ lá ớt

Lá ớt có ăn được không? Lợi ích không ngờ từ lá ớt
(Tieudung.vn) - Chúng ta đều biết, quả ớt được dùng cho rất nhiều món ăn, tuy nhiên, không ít người thắc mắc liệu lá ớt có ăn được không?

Lá ớt có ăn được không?

Lá ớt có ăn được không? Lợi ích không ngờ từ lá ớt

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Ớt là loại quả gia vị được sử dụng nhiều trong các của người Việt Nam. Tuy nhiên, ít người biết được rằng, trên cây ớt, ngoài quả thì lá ớt cũng ăn được và còn rất ngon. Ngoài ra, lá ớt cũng là một loại dược liệu vô cùng tuyệt vời.

Lá ớt được ví như canxi trời cho nhờ sở hữu một lượng canxi vô cùng lớn. Ước tính, cứ 100g lá ớt sẽ bổ sung gần 233mg canxi cho cơ thể. Ngoài ra, trong lá ớt còn giàu carotene, vitamin C và chất xơ. Khoa học đã chứng minh lá này bổ dưỡng, tốt cho hệ tiêu hóa, tăng bài tiết dịch vị, tăng cảm giác thèm ăn.

Theo Đông y, lá ớt có vị đắng, tính mát nên hỗ trợ giải độc cực tốt. Bên cạnh đó, lá ớt còn hỗ trợ thanh nhiệt, lợi tiểu, bổ phổi, lợi gan…

Lợi ích đối với sức khỏe của lá ớt

Điều trị viêm khớp

Viêm khớp thường xảy ra với người già trên 55 tuổi, bệnh này gây ra triệu chứng sưng, cứng khớp và có thể ảnh hưởng đến các cử động của cơ thể. Lá ớt có chứa đặc tính chống viêm cao nên có thể giúp điều trị viêm khớp.

Giải độc

Với đặc tính chống nhiễm trùng, lá ớt có thể giúp bạn khỏi bị ngộ độc . Ngoài ra, loại lá này cũng có chữa lành các vết thương và các rối loạn về da như bệnh nấm ngoài da.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Một lợi ích sức khỏe khác của lá ớt là tăng cường hệ miễn dịch nhờ hàm lượng phytochemical và axit phenolic. Những chất này được sử dụng để tăng cường hệ thống miễn dịch cũng như giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật.

Nguồn chất chống oxy hóa

Chất chống oxy hóa là tất cả những gì chúng ta cần để tiêu diệt các gốc tự do gây ra những tác hại cho cơ thể. Lá ớt chứa nguồn chất chống oxy hóa cao, có thể ngăn ngừa ung thư, đục thủy tinh thể, các bệnh tim mạch,…

Sản xuất Insulin

Điều quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường loại 1 là sản xuất insulin. Lá ớt cung cấp phytochemical, có tác dụng thúc đẩy các tế bào tuyến tụy sản xuất insulin trong các trường hợp tiểu đường. Vì vậy, dùng lá ớt nấu canh không những bồi bổ sức khỏe mà còn tốt cho bệnh nhân bị .

Trị chứng khó tiêu

Bạn có thể chữa chứng khó tiêu bằng lá ớt. Hãy đun sôi lá ớt tươi như trà và uống sau bữa ăn để giúp hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru.

Lưu ý khi nấu canh lá ớt

Mùa hè là thời điểm lá ớt rất non, xanh vì thế bạn có thể yên tâm hái về chế biến món ăn. Bạn dễ dàng tìm được nhiều cách nấu lá ớt khác nhau, một trong số đó phải nhắc tới canh lá ớt nấu với trứng gà hoặc lá ớt nấu tôm. Ngoài ra, lá ớt cũng được xào với lòng gà cũng là món ngon lạ miệng để đổi bữa cho gia đình.

Lá ớt phải được ngâm nước muối trước khi chế biến. Muối không chỉ giúp khử trùng, làm sạch mà còn hỗ trợ giảm bớt vị đắng trong loại lá này.

Lá ớt rất mềm vì thế bạn không nên đun quá lâu. Chỉ nấu trong thời gian vừa đủ, lá ớt chín tới sẽ xanh mướt, không bị úa vàng.

Sử dụng gừng và hành lá để tăng thêm hương vị cho món ăn.

Lá ớt có thể dùng để nấu nhiều món khác nhau như: Xào, làm bánh, nộm/gỏi… Tùy vào sở thích mà lựa chọn một phương pháp chế biến cho phù hợp.

Nếu không có thời gian, lá ớt xào tỏi cũng là một món ăn đơn giản, nhanh gọn, dễ làm. Tỏi bóc ra đập dập rồi phi thơm với dầu nóng. Lá ớt rửa sạch, vò sơ rồi thả vào chảo. Ngoài ra, đối với những người yêu thích ớt, tất nhiên bạn có thể thêm ớt tươi cắt nhỏ vào để tạo hương vị. Mùi hương hăng hăng, cay cay của ớt có thể khiến bạn ấm sực lên ngay khi món ăn được hoàn thành.

Tags:
4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.22024 sec| 788.109 kb