Theo sức khỏe đời sống, viêm kết mạc mùa xuân là bệnh lý không lây lan cho người khác, bởi yếu tố gây bệnh không phải do vi khuẩn và virus. Nhưng bệnh lại có liên quan đến yếu tố di truyền và thường xảy ra ở những người có cơ địa dị ứng. Những yếu tố dị ứng này xuất hiện khắp mọi nơi. Chính vì thế, những người có cơ địa dị ứng cần chủ động tránh xa các tác nhân gây bệnh để bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
Nguyên nhân của bệnh viêm kết mạc mùa xuân
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Bệnh viêm kết mạc dị ứng xảy ra do phản ứng của cơ thể với dị nguyên, như phấn hoa và lông thú nuôi. Dị nguyên là những chất có tính kháng nguyên, khi xâm nhập vào cơ thể có yếu tố cơ địa dị ứng sẽ sinh ra các kháng thể và các phản ứng quá mẫn cảm, biểu hiện bệnh lý ở một hay nhiều cơ quan.
Bệnh xảy ra ở người có cơ địa dị ứng, nên bệnh nhân bị viêm kết mạc mùa xuân thường có thêm các bệnh viêm phế quản, viêm mũi xoang dị ứng, dị ứng thức ăn, viêm da cơ địa… Khi bị dị ứng, mắt của người bệnh trở nên nhạy cảm quá mức với lông thú nuôi, bụi… Khi một vật lạ (hạt phấn hoa, bụi…) rơi vào mắt, kết hợp với một kháng thể làm vỡ một loại tế bào ở mắt được gọi là dưỡng bào, dưỡng bào này vỡ sẽ làm thoát ra các hoạt chất gây ngứa, đỏ, phù…
Viêm kết mạc mùa xuân cũng có liên quan mật thiết với sự thay đổi thời tiết lúc giao mùa (nhất là xuân hè), ánh nắng, thay đổi nội tiết và yếu tố di truyền.
Triệu chứng bệnh viêm kết mạc (đau mắt đỏ) là gì?
Đỏ mắt
Đỏ mắt là triệu chứng điển hình của viêm kết mạc. Đây là dấu hiệu phổ biến và rất ít trường hợp diễn biến nghiêm trọng và không gây tổn thương mắt hoặc thị lực lâu dài nếu được phát hiện và điều trị kịp thời.
Ngứa hoặc cộm ở mắt
Cảm giác ngứa ngáy, nóng rát trong mắt hoặc khó chịu như có vật gì kẹt trong mắt là triệu chứng điển hình của viêm kết mạc. Các triệu chứng viêm kết mạc do vi khuẩn thường gây ra bắt đầu ở một mắt và lan sang mắt còn lại trong vòng vài ngày. Nếu nguyên nhân là do virus, các biểu hiện sẽ bắt đầu ở cả 2 mắt. Các triệu chứng đau mắt đỏ dị ứng thường liên quan đến cả hai mắt và hầu như luôn ngứa, còn sưng mí mắt thường do vi khuẩn và dị ứng gây ra.
Tiết nhiều dịch ở mắt
Nước mắt chảy nhiều thường gặp ở bệnh nhân viêm kết mạc do virus và dị ứng. Viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra sẽ cho dịch tiết ra có màu vàng xanh (mủ).
Nhạy cảm với ánh sáng
Đau mắt đỏ có thể gây ra tình trạng nhạy cảm nhẹ với ánh sáng. Một số các triệu chứng nghiêm trọng như suy giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng hoặc đau dữ dội có thể do nhiễm trùng lan rộng ra ngoài kết mạc, nhiễm trùng nặng hoặc viêm bên trong mắt. Cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay khi phát hiện tình trạng này để được thăm khám và xử lý kịp thời.
Đóng màng, ghèn sau khi thức dậy
Thức dậy với mí mắt bị dính chặt lại với nhau có thể là do dịch tiết ra từ bệnh đau mắt đỏ tích tụ trong khi ngủ.
Chảy nước mắt
Đau mắt đỏ do virus và dị ứng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiết nhiều nước mắt hơn bình thường.
Phòng tránh bệnh viện kết mạc
Sử dụng khăn, vật dụng cá nhân riêng trong gia đình và nơi làm việc.
Không dụi mắt, che miệng- mũi khi hắt hơi, chảy mũi.
Rửa tay thường xuyên đặc biệt sau khi tiếp xúc với người bệnh, ở nơi công cộng (trường học, bệnh viện, cơ quan có người bị viêm kết mạc).
Sử dụng dung dịch vệ sinh tay.
Mang kính bảo vệ mắt khi ra ngoài, trong môi trường làm việc ô nhiễm khói bụi, mang kính khi bơi.
Chườm mắt: sẽ khiến mắt dễ chịu hơn, giảm cảm giác bỏng rát. Để chườm mắt bạn chuẩn bị 1 cái khăn sạch, sau đó thấm nước rồi nhẹ nhàng chườm lên mắt, nằm thư giãn. Nước chườm mắt có thể là nước lạnh, ấm, hay bình thường tùy vào sở thích của bạn. Nếu bạn chỉ bị 1 mắt, cố gắng tránh nước chảy lan ra mắt còn lại để tránh mắt còn lại bị lây viêm kết mạc,
Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, A, E…,
Tập thể dục thường xuyên và tận hưởng không khí trong lành cũng rất tốt cho sức khỏe, giúp tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa viêm kết mạc cho mắt.
Ngoài ra, Dinh dưỡng cũng rất quan trọng trong việc phòng chống, điều trị bệnh, cần lưu ý tránh các thực phẩm sau:
Nhóm thực phẩm dễ gây dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng với thức ăn gì, ngay cả dị ứng nhẹ cũng không nên ăn trong quá trình bị viêm kết mạc. Ngoài ra tránh các thức ăn có hàm lượng đạm và protein cao như thịt bò, hải sản, cá biển…. bởi vì, khi ăn các loại này vào, dễ gây phản ứng của cơ thể tăng tiết chất Histamine. Histamine là chất dễ gây mẩn ngứa, dị ứng khiến bệnh trở nên trầm trọng, lâu khỏi.
Nhóm gia vị, thực phẩm cay: Thực phẩm cay dễ gây chảy nước mắt, nóng vì thế sẽ gây khó chịu khi bị viêm kết mạc. Vì thế nên kiêng những thực phẩm như ớt, tiêu…trong quá trình bị bệnh.
Nhóm thực phẩm giàu tinh bột và đường: các loại đậu, bánh mì, nước có gaz… vì đường gây nặng thêm việc nhiễm trùng sẽ làm cho bệnh lâu khỏi.
Ngoài việc kiêng những thực phẩm trên, nên ăn thêm một số loại thực phẩm giàu vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giúp đôi mắt khỏe mạnh, nhanh hết viêm và phòng ngừa bệnh:
Vitamin A: có trong các loại trái cây như cà rốt, bí, đu đủ và các loại rau lá xanh đậm.
Vitamin C: giúp chống lại quá tình nhiễm trùng, tăng sức đề kháng cho mắt. Vitamin C nhiều trong các loại trái cây mang vị chua như cam, quýt, ổi….
Vitamin B2: giúp tăng cường thị giác, hạn chế quá trình oxi hóa của cơ thể. Để bổ sung Vitamin B2 bạn có thể ăn các loại trái cây có múi như bưởi, cam, quýt… hay bổ sung thêm từ sữa.