Mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, số lượng bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên đến khám tại Khoa Khám bệnh đa khoa (Bệnh viện Châm cứu trung ương) lại gia tăng. Trung bình mỗi ngày, Bệnh viện Châm cứu trung ương tiếp nhận khoảng 10 trường hợp. Điển hình như trường hợp của anh N.H. (29 tuổi, ở Hà Nội), sau thức dậy vào buổi sáng đã mở cửa ban công và bị nhiễm lạnh. Khi soi gương mới biết miệng bị lệch nhẹ nên nghi có dấu hiệu bị đột quỵ, anh H. lập tức đến bệnh viện để khám.
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Khám bệnh đa khoa (Bệnh viện Châm cứu trung ương) cho biết, bệnh nhân H. nhập viện trong tình trạng mắt phải nhắm không kín, nhân trung lệch sang trái. Bệnh nhân không thể làm các động tác như thổi lửa, huýt sáo… Kết quả chẩn đoán cho thấy, anh H. bị tổn thương dây thần kinh số 7 ngoại biên. “Cơ chế gây bệnh này là do tiếp xúc với nguồn lạnh một cách đột ngột. Các ca bệnh được ghi nhận tại bệnh viện hầu hết là do mở cửa, đi ra ngoài trời buổi sáng khi nhiệt độ trong phòng và bên ngoài có sự chênh lệch lớn”, bác sĩ Nguyễn Tiến Dũng nói.
Trời chuyển lạnh cũng là “mùa” của bệnh đột quỵ. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận thêm khoảng 200.000 ca đột quỵ mới và 80% số này là người bị tăng huyết áp. Điều đáng nói, bệnh nhân đột quỵ tăng từ 15% đến 20% vào mùa đông. Ngoài ra, có khoảng 60-70% bệnh nhân đột quỵ xảy ra vào nửa đêm và buổi sáng sớm, thời điểm nhiệt độ thường lạnh hơn buổi trưa, chiều.
Còn theo bác sĩ Trần Quang Thắng, Trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa trung ương, số người nhập viện do đột quỵ vào mùa lạnh chiếm 70-80% tổng số bệnh nhân điều trị trong năm. Thời tiết lạnh là mối nguy hàng đầu với người cao tuổi có tiền sử tăng huyết áp, nguy cơ dẫn đến tai biến, đột quỵ, tử vong, nếu không xử trí kịp thời.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên, khoa Cấp cứu, Bệnh viện E, cho biết, thời tiết biến đổi thất thường như những ngày vừa qua khiến người bệnh nhập viện gia tăng đột biến, nhất là các bệnh lý về đột quỵ não và tim mạch.
Theo các bác sĩ, một trong những yếu tố khách quan thúc đẩy chính là điều kiện thời tiết lạnh. Về bản chất nó không phải là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, nhưng tình trạng nhiễm lạnh đột ngột, thời tiết thay đổi liên tục lại làm tăng nguy cơ.
Đột quỵ xảy ra trên nền các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ đái tháo đường, huyết áp cao, mỡ máu cao, bệnh lý nhịp tim, những người hút thuốc lá, những người thừa cân béo phì…
Khi gặp thời tiết giá rét khắc nghiệt, những trường hợp này rất dễ gặp bất ổn về sức khỏe hoặc thậm chí chỉ việc quên dùng thuốc cũng làm cho các yếu tố nguy cơ càng khó kiểm soát.
Để phòng tránh đột quỵ não và tim mạch mùa lạnh, người dân cần tầm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường, thuốc lá, bia rượu, chất kích thích…
Đồng thời, trong khoảng thời gian vàng từ dưới 3 giờ đến 4,5 giờ đầu sau khi khởi phát đột quỵ, nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện chữa trị kịp thời thì cơ hội sống sót và phục hồi rất cao.
Với những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường..., nếu thấy đột ngột nói khó, liệt nửa người, nhìn mờ 1 bên mắt, liệt nửa mặt…. thì gia đình chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện sớm.
Lưu ý, khi bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, cần đặt bệnh nhân ở tư thế an toàn, không dùng bất cứ thuốc gì hay đồ uống gì. Lý do là có thể lúc đó bệnh nhân bị rối loạn nuốt, nếu cho bệnh nhân ăn, uống có thể bị sặc.
ThS.BS Nguyễn Ngọc Vĩnh Yên, khoa Cấp cứu, Bệnh viện E, cho biết, thời tiết biến đổi thất thường như những ngày vừa qua khiến người bệnh nhập viện gia tăng đột biến, nhất là các bệnh lý về đột quỵ não và tim mạch.
Theo các bác sĩ, một trong những yếu tố khách quan thúc đẩy chính là điều kiện thời tiết lạnh. Về bản chất nó không phải là yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, nhưng tình trạng nhiễm lạnh đột ngột, thời tiết thay đổi liên tục lại làm tăng nguy cơ.
Đột quỵ xảy ra trên nền các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ đái tháo đường, huyết áp cao, mỡ máu cao, bệnh lý nhịp tim, những người hút thuốc lá, những người thừa cân béo phì…
Khi gặp thời tiết giá rét khắc nghiệt, những trường hợp này rất dễ gặp bất ổn về sức khỏe hoặc thậm chí chỉ việc quên dùng thuốc cũng làm cho các yếu tố nguy cơ càng khó kiểm soát.
Để phòng tránh đột quỵ não và tim mạch mùa lạnh, người dân cần tầm soát các yếu tố nguy cơ như huyết áp, mỡ máu, đái tháo đường, thuốc lá, bia rượu, chất kích thích…
Đồng thời, trong khoảng thời gian vàng từ dưới 3 giờ đến 4,5 giờ đầu sau khi khởi phát đột quỵ, nếu người bệnh được đưa đến bệnh viện chữa trị kịp thời thì cơ hội sống sót và phục hồi rất cao.
Với những người có tiền sử bệnh tim mạch, cao huyết áp, đái tháo đường..., nếu thấy đột ngột nói khó, liệt nửa người, nhìn mờ 1 bên mắt, liệt nửa mặt…. thì gia đình chủ động gọi cấp cứu hoặc đưa người bệnh đến bệnh viện sớm.
Lưu ý, khi bệnh nhân có dấu hiệu đột quỵ, cần đặt bệnh nhân ở tư thế an toàn, không dùng bất cứ thuốc gì hay đồ uống gì. Lý do là có thể lúc đó bệnh nhân bị rối loạn nuốt, nếu cho bệnh nhân ăn, uống có thể bị sặc.
PGS Nguyễn Thị Hoài An – chuyên gia tai mũi họng, Giám đốc BV Đa khoa An Việt cho biết thời tiết lạnh quá là tác nhân gây ra hàng loạt bệnh viêm mũi họng nhất là các bệnh như viêm thanh quản cấp tính khiến người bệnh mất tiếng, viêm mũi họng, sưng amidan, viêm tiểu phế quản. Đặc biệt, trẻ có tiền sử viêm mũi họng thì thời tiết thay đổi đột ngột càng tăng nguy cơ mắc các bệnh này hơn.
PGS Nguyễn Thị Hoài An khám cho bệnh nhân. Nguồn ảnh: Hải Phạm
Ví dụ như trường hợp của một bệnh nhân đến từ Cầu Giấy, Hà Nội khám ngay chiều 1/12 do bỗng dưng ngủ dậy nói mất tiếng. Sợ hãi cô gái đế bệnh viện khám. BS An cho biết cô gái bị viêm dây thanh quản cấp do nhiễm lạnh.
Với trẻ nhỏ trời rét làm gia tăng tình trạng ho nhất là về đêm. PGS An lý giải bắt nguồn từ nguyên nhân, nhiệt độ môi trường hạ thấp kết hợp cùng không khí khô dẫn đến kích thích cuống họng.
PGS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cũng cho biết rét đậm đột ngột ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nhỏ, người có miễn dịch kém đặc biệt là ở trẻ sức đề kháng kém.
Trời lạnh nhiều cha mẹ còn chủ quan ảnh hưởng tới trẻ. Đặc biệt đang lưu hành các bệnh như cúm, dịch adenovirus nếu thay đổi thời tiết đột ngột làm gia tăng nguy cơ trẻ ốm nhiều hơn.
PGS Dũng cho biết để phòng bệnh cho trẻ, cha mẹ cần giữ ấm cho trẻ bằng cách mặc đủ ấm, ăn uống đủ dinh dưỡng, tránh cho trẻ ra ngoài mà không đeo khẩu trang.
Cha mẹ cần thường xuyên chú ý đến trẻ, tránh để trẻ toát mồ hôi, ngấm ngược vào cơ thể gây cảm lạnh, viêm phổi.
Để phòng bệnh, PGS An khuyến cáo khi nhiệt độ giảm sâu tốt nhất cần giữ ấm cơ thể nhất là vùng đầu cổ để bảo vệ "cửa ngõ" của cơ quan hô hấp, nhất là người già.