Thứ 4, 09/07/2025, 18:47 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Điểm mặt những thực phẩm gây hại cho trẻ dậy thì

Điểm mặt những thực phẩm gây hại cho trẻ dậy thì
(Tieudung.vn) - Dậy thì là sự phát triển sinh lý bình thường ở trẻ. Tuy nhiên, hiện nay ngày càng có nhiều trẻ dậy thì sớm. Hiện tượng này có thể gây khó khăn cho trẻ về tâm lý, tinh thần. Dưới đây là các nhóm thực phẩm mà trẻ tuổi dậy thì nên hạn chế để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.

Đường và đồ ngọt tinh chế

Đường tinh luyện và các loại đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt có ga không chỉ gây tăng cân mà còn làm rối loạn hormone. Theo nghiên cứu từ Viện dinh dưỡng trẻ em tại Đức, nước ngọt có ga là một trong những loại  gây dậy thì sớm ở trẻ bởi chúng chứa nhiều đường. Trẻ em uống nhiều nước ngọt dễ tích mỡ, yếu cơ bắp và tăng cân nhanh. Nghiên cứu cũng cho thấy những bé gái thừa cân, béo phì có thể dậy thì sớm hơn những bé nhẹ cân, biếng ăn.

Nghiêm trọng hơn, trong nước ngọt có ga còn có chứa nhiều glycemic - chất làm tăng mức insulin và tăng khả năng tiết các hormone sin‌h dụ‌c gây dậy thì sớm ở bé gái.

Ngoài ra, lượng đường cao có thể kích thích sự sản sinh insulin quá mức, tạo điều kiện cho các bệnh lý chuyển hóa như tiểu đường xuất hiện sớm. Trẻ tuổi dậy thì nên ưu tiên ăn các loại trái cây tươi và thực phẩm tự nhiên giàu chất xơ thay vì đồ ngọt nhân tạo.

Điểm mặt những thực phẩm gây hại cho trẻ dậy thì

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến sẵn

Các nhanh như hamburger, pizza, , xúc xích thường chứa nhiều chất béo bão hòa, muối và các phụ gia thực phẩm. Những thành phần này không chỉ gây áp lực lên gan, thận mà còn làm tăng nguy cơ cao huyết áp và rối loạn chuyển hóa lipid.

Theo của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), trẻ thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhanh có nguy cơ phát triển bệnh tim mạch và béo phì cao hơn. Do đó, gia đình và nhà trường cần khuyến khích trẻ tự nấu hoặc chọn các món ăn tươi, giàu rau xanh và ít dầu mỡ.

Đồ uống chứa caffein

Cà phê, trà đặc hay các loại nước tăng lực chứa caffein có thể khiến trẻ bị mất ngủ, căng thẳng, và giảm hấp thu canxi – một khoáng chất rất quan trọng cho sự phát triển xương. Việc thiếu ngủ cũng làm suy giảm khả năng tập trung và gây mệt mỏi kéo dài.

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, trẻ dậy thì nên hạn chế đồ uống chứa caffein, thay vào đó là nước lọc, nước ép trái cây tươi hoặc trà thảo mộc nhẹ nhàng để duy trì sức khỏe toàn diện.

Thực phẩm chứa nhiều muối

Muối là chất cần thiết cho cơ thể nhưng nếu tiêu thụ quá nhiều, đặc biệt trong các món ăn chế biến sẵn, mì ăn liền, snack mặn, sẽ gây ra hiện tượng tăng huyết áp từ rất sớm. Đây là yếu tố nguy cơ làm tổn thương thận và ảnh hưởng đến cân bằng nước – điện giải trong cơ thể.

WHO khuyến cáo giới hạn lượng muối ở mức dưới 5 gram mỗi ngày cho trẻ em và thanh thiếu niên. Việc dạy trẻ thói quen ăn nhạt hơn, ưu tiên các món ăn tươi là biện pháp hữu hiệu.

Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa thường có trong các loại bánh quy, bánh ngọt công nghiệp, thức ăn chiên rán nhiều lần. Đây là loại chất béo không chỉ làm tăng cholesterol xấu mà còn gây viêm mãn tính trong cơ thể.

Nghiên cứu y khoa chỉ ra rằng, trẻ tuổi dậy thì tiêu thụ nhiều chất béo chuyển hóa có nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch và rối loạn chuyển hóa cao hơn so với bình thường.

Các giải pháp phòng ngừa dậy thì sớm ở trẻ

Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bố mẹ nên xây dựng một chế độ ăn phong phú, đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu rau củ quả, hạn chế các thực phẩm chế biến sẵn như đồ hộp, xúc xích,...hay những thức ăn nhiều dầu mỡ, chất béo và có hàm lượng đường cao. Lưu ý chọn các thực phẩm an toàn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua thực phẩm trôi nổi không uy tín, thực phẩm chứa hocmon tăng trưởng sẽ ảnh hưởng tới sinh lý của trẻ.

Tăng cường vận động: Nên khuyến khích trẻ tập luyện thể dục ít nhất là 30 phút mỗi ngày. Các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, nhảy dây, đá bóng, đá cầu... không chỉ giúp trẻ rèn luyện sức khỏe mà còn ích lợi cho việc trau dồi kỹ năng sống của trẻ.

Hạn chế cho tiếp xúc với estrogen và testosterol: Ba mẹ cần lưu ý khi cho trẻ sử dụng sản phẩm kem, thuốc có thành phần liên quan đến hormon sinh dục.

Hơn nữa, thói quen đi ngủ vẫn bật đèn cũng có tác động tới việc dậy thì sớm ở trẻ. Khi ngủ, buổi ban đêm, tuyến yến sẽ tiết ra một lượng lớn melatonin. Mà melatonin có thể ức chế giải phóng gonadotropin tuyến yên và ngăn ngừa dậy thì sớm. Nhưng nếu trẻ tiếp xúc với ánh sáng quá mức sẽ giảm bài tiết melatonin trong tuyến yên.

Khi nào nên đưa con đi khám?

Nếu nhận thấy con có dấu hiệu dậy thì sớm hơn so với bạn bè đồng trang lứa, bạn nên cân nhắc đưa trẻ đến bác sĩ nhi khoa để chẩn đoán và can thiệp kịp thời. Bạn hãy bình tĩnh, cùng con bước qua giai đoạn này; giải thích cho trẻ hiểu những thay đổi đang diễn ra là hoàn toàn bình thường.

Khi nghi ngờ tình trạng dậy thì của bé do các nguyên nhân bất thường, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm để xác định các bệnh lý tiềm ẩn: Xét nghiệm máu và nước tiểu để phát hiện hàm lượng hormon bất thường. Chụp cắt lớp, cộng hưởng từ và siêu âm giúp phát hiện các khối u. Chụp Xquang cổ tay để xác định tốc độ trưởng thành của xương. Nếu xương già nhanh so với tuổi thực thì nhiều nguy cơ trẻ không thể đạt chiều cao tối đa khi trưởng thành.

Tags:
3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.19733 sec| 792.813 kb