Thứ 6, 04/07/2025, 08:33 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nhiều rủi ro khi mua bán nhà đất qua vi bằng

Nhiều rủi ro khi mua bán nhà đất qua vi bằng
Việc chuyển nhượng nhà đất thông qua hình thức đề nghị Văn phòng Thừa phát lại lập “Vi bằng” đã và đang diễn ra phức tạp ở nhiều nơi. Nhiều trường hợp mất nhà do không tìm hiểu kỹ khi giao dịch thông qua hình thức này.

Mô tả ảnh
Cần cẩn trọng trong giao dịch mua bán nhà đất qua vi bằng.

Vi bằng chỉ có giá trị làm chứng cứ

Anh Nguyễn Tuấn, nhân viên một công ty ở quận 12 (TP Hồ Chí Minh) cho biết, đã bỏ ra số tiền lớn để mua nhà. Căn nhà có diện tích không đủ tách thửa mà đứng chung sổ đỏ với 3 căn nhà khác có cùng diện tích. Theo đề xuất của chủ nhà, việc mua bán nhà thực hiện qua hình thức lập vi bằng, giao dịch tại văn phòng thừa phát lại, sổ đỏ chung tạm thời được chủ nhà cất giữ hộ. Vài tháng sau, anh Tuấn và 3 chủ nhà kia bất ngờ khi nhận được thông báo của ngân hàng về việc siết nợ cả 4 căn nhà do chủ nhà đã đem thế chấp ngân hàng và mất khả năng trả nợ. Lúc này, các chủ nhà tìm hiểu về vi bằng mới biết, giấy tờ này chỉ ghi nhận vụ giao dịch và chỉ có giá trị làm chứng cứ để tố cáo chủ nhà có hành vi lừa đảo.

Tại Hà Nội, tôi chưa thấy trường hợp nào xảy ra lợi dụng việc thừa phát lại lập vi bằng để trục lợi. Chúng tôi cũng không xác nhận các giao dịch kiểu này. Các nhà quản lý lường trước những việc có thể xảy ra như thế để cấm thừa phát lại không làm. Đây cũng là cảnh báo cho các thừa phát lại khi thực hiện công việc phải thận trọng, tránh ghi nhận sự kiện, hành vi mua bán đất, nhà không có sổ đỏ. Các thừa phát lại không thận trọng sẽ dễ gặp những chuyện không hay xảy ra, lúc đó thừa phát lại cũng phải liên đới chịu trách nhiệm.
Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình Nguyễn Văn Lạng

Ngoài TP Hồ Chí Minh, hàng loạt vụ việc tương tự đã xảy ra tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước… tương đối phức tạp. Phần lớn các vụ giao dịch mua bán nhà đất thông qua vi bằng do đất, nhà không có giấy tờ, sổ đỏ, hoặc mua, bán những căn nhà 3 chung (chung giấy phép xây dựng, chung sổ đỏ, chung số nhà). Việc chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý. Để tạo lòng tin hơn cho người mua nhà đất, các đối tượng bán nhà đất thường dùng hình thức lập vi bằng khi giao nhận tiền, khiến người dân nhầm lẫn mua bán bằng vi bằng có giá trị giống như công chứng.

Trước tình trạng người dân mua bán nhà đất thông qua việc thừa phát lại lập vi bằng, hành vi giao nhận tiền, giao văn bản tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người dân, mới đây, Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh đã phát đi thông báo, cấm các văn phòng thừa phát lại lập vi bằng mua bán nhà đất.

Phải công chứng, chứng thực

Trao đổi với phóng viên Kinh tế & Đô thị, Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Ba Đình Nguyễn Văn Lạng cho biết, nhiều người dân hiện vẫn thực hiện mua bán nhà đất trao tay, không có sổ đỏ. Có thừa phát lại hay không có thừa phát lại, người ta vẫn thực hiện giao dịch. Tuy nhiên, có trường hợp lợi dụng thừa phát lại lập vi bằng, ghi nhận lại sự kiện chuyển nhượng đất chưa có sổ đỏ để trục lợi dẫn đến rủi ro. Việc ghi nhận sự kiện có giao dịch, người thực hiện mua, bán hứa, cam kết với nhau khi có đủ điều kiện phải thực hiện đúng quy định pháp luật, cũng là việc làm giúp người dân giảm bớt rủi ro khi bên bán hoặc bên mua không thực hiện đúng cam kết. Đây là việc làm cần thiết của thừa phát lại nếu một bên lợi dụng việc này để trục lợi.

Trong khi đó, Nguyễn Hữu Toại – Giám đốc Công ty Luật TNHH Hừng Đông (Hà Nội) cho hay, theo quy định của Luật Đất đai, chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng, chứng thực, trừ trường hợp một bên trong giao dịch là DN kinh doanh . Vi bằng chỉ là chứng cứ xác nhận các bên có giao dịch với nhau, không phải là thủ tục pháp lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp các bên có tranh chấp, nếu chưa công chứng, chứng thực thì khả năng tòa án sẽ tuyên bố giao dịch vô hiệu là rất cao. “Do vậy, việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất cần phải được công chứng, chứng thực. Vì khi công chứng, chứng thực thì các văn phòng công chứng có trách nhiệm kiểm tra tình trạng pháp lý của nhà đất dự tính chuyển nhượng có đủ điều kiện chuyển nhượng hay không. Việc làm này sẽ loại trừ các rủi ro pháp lý cho người mua” – luật sư Toại .

Tags:
4.1 27 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Nhận định

Cơ cấu giá bất động sản: không thể tiếp tục
(Tieudung.vn) Giá bất động sản (BĐS) tại Việt Nam đang ngày càng “vượt xa” khỏi khả năng chi trả...
 
Thị trường nhà ở xã hội: Giao dịch “giảm nhiệt” nhưng giá bán vẫn neo cao
(Tieudung.vn) Trong bối cảnh giá nhà ở xã hội (NƠXH) không ngừng leo thang, thậm chí tiệm cận căn...
 
Loạt dự án lớn của LDG “chuyển mình”
(Tieudung.vn) Các dự án trọng điểm của LDG đã có chuyển biến về pháp lý, tạo tiền đề để...

Dự án – Nhà đẹp

Solia Group “bắt tay” CASA Holdings khởi động dự án The Solia tại cửa ngõ Tây Nam TP Hồ Chí Minh
(Tieudung.vn) Ngày 3/7, trong khuôn khổ sự kiện được tổ chức tại Vinpearl Landmark 81, Tập đoàn Solia chính...
 
Tập đoàn Bcons tổ chức lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây
(Tieudung.vn) Sự kiện “Lễ khởi công dự án Bcons Bình An – Đông Tây” là mốc son ghi dấu...
 
Xuất hiện thủ đoạn lừa đảo mua nhà ở xã hội dưới danh nghĩa
(Tieudung.vn) Mới đây, Công an TP Hà Nội đã cảnh báo về hành vi tung tin "suất nội bộ",...

Phong thuỷ

Dấu hiệu nhận biết ngôi nhà có phong thủy tốt
(Tieudung.vn) Theo quan niệm của người phương Đông, nhà ở và phong thủy là 2 yếu tố có mối...
 
9 món đồ trong nhà cần được thay mới thường xuyên dù không hỏng
(Tieudung.vn) Mặc dù không trực tiếp đe dọa đến an toàn người dùng, việc sử dụng đồ dùng cũ...
 
Những thứ tuyệt đối không đặt trong phòng ngủ, kẻo ảnh hưởng xấu cho gia chủ
(Tieudung.vn) Theo chuyên gia phong thủy, việc đặt những vật dụng dưới đây trong phòng ngủ sẽ gây ảnh...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.56461 sec| 865.641 kb