Thứ 6, 22/11/2024, 07:12 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Việt Nam sản xuất thành công vắc xin phòng cúm mùa và cúm A/H5N1

Việt Nam sản xuất thành công vắc xin phòng cúm mùa và cúm A/H5N1
(Tieudung.vn) - Hai loại vắc xin cúm mùa và cúm H5N1 thử nghiệm lâm sàng đều an toàn, đáp ứng miễn dịch ở người trưởng thành khỏe mạnh.

Sáng 25/9, tại Nha Trang (Khánh Hòa), Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế (IVAC), Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), PATH - một tổ chức quốc tế về y tế toàn cầu, Cơ quan Nghiên cứu Phát triển tiên tiến về Y sinh học (BARDA) thuộc Bộ Y tế và Phúc lợi con người Mỹ, đã tổ chức công bố kết quả nâng cao năng lực phát triển vắc xin cúm tại Việt Nam. 

Theo của IVAC, nhờ sự hỗ trợ của WHO, PATH, BARDA cùng nhiều cơ quan, tổ chức trong nước, IVAC đã nghiên cứu thành công vắc xin cúm mùa (với 3 chủng  A/H1N1, A/H3N2, cúm B) và vắc xin cúm đại dịch A/H5N1. 

Việt Nam sản xuất thành công vắc xin phòng cúm mùa và cúm A/H5N1

Vắcxin cúm mùa được Việt Nam sản xuất thành công.

IVAC sản xuất các loại vắc xin trên quy mô sản xuất công nghiệp, với chất lượng cao, an toàn. Công suất vắc xin cúm mùa là 1,5 triệu liều/năm; vắc xin cúm A/H5N1 là 3 triệu liều/năm. 

Theo IVAC, tại Việt Nam, hằng năm có khoảng 1,2-1,5 triệu người mắc hội chứng cúm, trong số đó 20-30% do vi rút cúm mùa gây ra và dịch cúm gia cầm đã xuất hiện từ năm 2003. Trong khi đó, Việt Nam từ trước tới nay đã thiếu nguồn cung cấp vắc xin cúm bền vững và buộc phải dựa vào các nhà sản xuất nước ngoài. 

Năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên của Kế hoạch hành động toàn cầu về vắc xin cúm của WHO. Thời gian sau đó, các tổ chức quốc tế đã hỗ trợ IVAC phát triển sản xuất vắc xin cúm mùa và cúm đại dịch, sử dụng công nghệ trứng gà có phôi. 

Từ năm 2010, WHO, PATH, BARDA đã hợp tác với Việt Nam xây dựng kế hoạch dài hạn liên quan đến sản xuất và sử dụng vắc xin cúm, hướng dẫn thử nghiệm lâm sàng và hướng dẫn đăng ký vắc xin cúm.

Từ năm 2012- 2018, IVAC bắt đầu công tác thử nghiệm lâm sàng các loại vắc xin cúm mùa và cúm A/H5N1 với nhiều giai đoạn. tổng thể cho thấy các vắc xin được dung nạp tốt và có khả năng tạo đáp ứng miễn dịch bảo vệ. 

Hiện tại, IVAC đang thực hiện các thủ tục đăng ký cấp phép cho các loại vắc xin trên; dự kiến sẽ lưu hành vào năm 2019, với giá thành chỉ bằng 1/3 đến 1/2 so với giá nhập khẩu. 

Đây được xem là thành tựu to lớn trong công tác nâng cao năng lực sản xuất vắc xin và khả năng sẵn sàng ứng phó đại dịch của Việt Nam.

Thời gian vừa qua, Việt Nam cũng đã sản xuất thành công vắc xin phức tạp Hib bảo vệ trẻ em khỏi các bệnh về đường hô hấp, viêm màng não mủ do vi khuẩn Hib. Đây được coi là một loại vắc xin phức tạp nhất, qua nhiều khâu tinh chế. Hiện loại này được chọn là một trong các sản phẩm nằm trong Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

Hiện nước ta đã tự sản xuất được 10 loại vắc xin phòng , sởi, rubella, rota, tả, thương hàn, bạch hầu, ho gà, uốn ván, sởi-rubella…, trong đó có 8 loại đã được đưa vào chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia.

Năm 2018, loại vắc xin MR kết hợp sởi - rubella do Trung tâm Nghiên cứu, sản xuất vắc xin và Sinh phẩm Y tế (POLYVAC) Việt Nam sản xuất đã được sử dụng trên quy mô toàn quốc cho trẻ từ 18-24 tháng tuổi trong tiêm chủng mở rộng, thay thế cho loại vắc xin sởi - rubella nhập khẩu lâu nay.

POLYVAC hiện đang chuẩn bị hồ sơ thẩm định của Tổ chức Y tế thế giới để vắc xin này có thể xuất khẩu và hiện đã có một số quốc gia như Ấn Độ, Hàn Quốc… đặt hàng nhập khẩu vắc xin MR.

Tags:
3.8 11 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.10014 sec| 788.688 kb