Thứ 5, 25/07/2024, 06:29 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Có nên tiêm nhắc lại Vắc xin bạch hầu khi trẻ đã lớn?

Có nên tiêm nhắc lại Vắc xin bạch hầu khi trẻ đã lớn?
(Tieudung.vn) - Diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu khiến nhiều người lo lắng. Một số gia đình đã tiêm vắc xin bạch hầu cho con lúc nhỏ thắc mắc rằng có nên tiêm nhắc lại khi con đã lớn để phòng bệnh?

Bệnh bạch hầu có thể lây qua giọt bắn khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây lan nếu bạn chạm vào bề mặt bị nhiễm dịch tiết đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với các tổn thương da bị nhiễm bệnh, quần áo hoặc khăn trải giường.

Bác sĩ Nguyễn Văn Ngãi (Viện Vệ sinh Dịch tễ) cho biết: Bệnh bạch hầu có thể tái phát bất cứ khi nào phạm vi tiêm chủng thấp. Bất kỳ người nào không có miễn dịch (chưa được tiêm vắc xin hoặc tiêm vắc xin chưa đầy đủ) đều có thể bị nhiễm bệnh.

Các triệu chứng của bệnh bạch hầu thường bắt đầu 2-5 ngày sau khi tiếp xúc với vi khuẩn, bao gồm đau họng, sốt, sưng hạch cổ và suy nhược. Trong vòng 2-3 ngày kể từ khi nhiễm trùng, mô chết trong đường hô hấp tạo thành một lớp phủ dày, màu xám có thể bao phủ các mô ở mũi, amidan và cổ họng, khiến việc thở và nuốt trở nên khó khăn.

Hầu hết các ca bệnh nghiêm trọng và tử vong do bệnh bạch hầu xảy ra do độc tố bạch hầu và các tác động của nó. Các biến chứng có thể bao gồm viêm tim và dây thần kinh. Đối với những người không được tiêm vắc xin và không được điều trị đầy đủ, bệnh bạch hầu có thể gây tử vong ở khoảng 30% các trường hợp, trong đó trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ tử vong cao hơn.

Căn bệnh nguy hiểm này có thể phòng ngừa bằng vắc xin, thường được tiêm kết hợp với uốn ván, ho gà và các bệnh khác. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên tiêm tổng cộng 6 liều vắc xin bệnh bạch hầu bắt đầu từ lúc 6 tuần tuổi cho đến tuổi vị thành niên để bảo vệ lâu dài.

Ngay cả sau khi hoàn thành lịch tiêm chủng, người từ 7 tuổi trở lên vẫn có thể cần tiêm nhắc lại vắc xin sau mỗi 10 năm nếu đi du lịch đến khu vực có nguy cơ cao về bệnh bạch hầu.

Để giảm nguy cơ bị nhiễm bệnh bạch hầu khi đi du lịch, bạn nên đeo khẩu trang và giữ khoảng cách khi đến nơi đông người, thực hiện vệ sinh đường hô hấp và vệ sinh tay thường xuyên, tránh tiếp xúc gần với những người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh, che chắn mũi và miệng khi ho, hắt hơi.

Tiêm vaccine đầy đủ là cách phòng chống bệnh bạch hầu hữu hiệu - Ảnh: VGP/HM

Tiêm vắc xin đầy đủ là cách phòng chống bệnh bạch hầu hữu hiệu - Ảnh: VGP/HM

Các trường hợp cần lưu ý khi tiêm vắc xin:

  • Trẻ em bị bệnh nhẹ như cảm lạnh có thể được tiêm vắc xin nhưng trẻ em bị bệnh vừa hoặc nặng nên đợi cho đến khi khỏi bệnh.
  • Phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Trẻ bị phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng sau khi tiêm một liều vắc xin bạch hầu thì không nên tiêm liều tiếp theo ngay. Cần sự thêm từ bác sĩ.
  • Bệnh não hoặc bệnh hệ thần kinh: Trẻ bị bệnh não hoặc bệnh hệ thần kinh trong vòng 7 ngày sau khi tiêm một liều vắc xin thì không nên tiêm liều tiếp theo.
  • Sốt cao: Trẻ có nhiệt độ 40,5 độ C trong vòng 48 giờ sau khi tiêm một liều vắc xin không nên tiêm thêm một liều vắc xin khác có chứa thành phần ho gà.
  • Khóc liên tục: Trẻ khóc liên tục trong ba giờ hoặc hơn trong vòng 48 giờ sau khi tiêm một liều vắc xin bạch hầu không nên tiêm thêm một liều vắc xin có chứa thành phần ho gà
  • Co giật: Trẻ bị co giật trong vòng ba ngày sau khi tiêm một liều vắc xin bạch hầu không nên tiêm thêm một liều vắc xin có chứa thành phần ho gà nữa.

Những rủi ro cần biết khi tiêm vắc xin

Vắc xin, giống như bất kỳ loại thuốc nào, có khả năng gây ra các vấn đề nghiêm trọng, chẳng hạn như phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Tuy vậy, nguy cơ từ vắc xin bạch hầu gây ra tác hại nghiêm trọng hoặc tử vong là cực kỳ nhỏ.

Các vấn đề nhẹ (phổ biến):

- Sốt
- Đỏ hoặc sưng, đau nhức hoặc nhạy cảm tại vị trí tiêm
- Dễ cáu kỉnh, khó chịu (khoảng 1 trong 3 trẻ)
- Mệt mỏi hoặc chán ăn (khoảng 1 trong 10 trẻ)
- Buồn nôn (khoảng 1 trong 50 trẻ em)

Các vấn đề trung bình (Không phổ biến):

- Co giật (khoảng 1 trẻ trong số 14.000 trẻ)
- Khóc liên tục, trong 3 giờ hoặc lâu hơn (khoảng 1 trẻ trong số 1.000 trẻ)
- Sốt cao, trên 40 độ C (khoảng 1 trẻ trong số 16.000 trẻ)

Các vấn đề nghiêm trọng (rất hiếm):

- Phản ứng dị ứng nghiêm trọng (tỷ lệ dưới 1 trên một triệu liều).

Việc tiêm nhắc lại vắc xin bạch hầu sau một thời gian dài là rất cần thiết để bảo đảm duy trì miễn dịch và bảo vệ sức khỏe trước diễn biến phức tạp của bệnh.

Tags:
4.4 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
0.92268 sec| 788.078 kb