Thứ 5, 10/10/2024, 19:18 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Tác dụng phụ dễ gặp do ăn nhiều hạt chia giảm cân

Tác dụng phụ dễ gặp do ăn nhiều hạt chia giảm cân
(Tieudung.vn) - Hạt chia là những thực phẩm nhỏ bé nhưng có chứa rất nhiều nguồn năng lượng và tác dụng to lớn với có thể con người. Tuy nhiên, nếu sử dụng quá nhiều hạt chia trong ngày sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

Gây đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy nhẹ

Khi uống hạt chia quá nhiều thì hay xảy ra các tình trạng như đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu,…. Các trường hợp này là do hạt chia chưa ngậm đủ nước nên khi vào cơ thể sẽ trương ra và gây khó chịu. Khi gặp tình trạng này thì bạn nên uống nhiều nước vào sẽ nhanh chóng khắc phục được.

Những người mắc bệnh về đường ruột như viêm loét đại tràng hoặc viêm ruột từng vùng nên cân nhắc khi ăn hạt chia.

Hạt chia chứa nhiều chất xơ giúp chống được tình trạng táo bón, tuy nhiên nếu uống quá nhiều hạt chia thì tình trạng tiêu chảy là khó tránh khỏi. Khi bị tiêu chảy thì nên ngừng sử dụng hạt chia ngay nhé.

Tác dụng phụ dễ gặp do ăn nhiều hạt chia giảm cân

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Hạ đường huyết

Một trong các công dụng của hạt chia là hạ đường huyết ở người . Nếu người bình thường dùng quá nhiều hạt chia sẽ dẫn đến hạ đường huyết gây ra tình trạng mệt mỏi, chóng mặt,….

Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều hạt chia sẽ làm tăng tương tác với thuốc điều trị tiểu đường và huyết áp.

Mất cân bằng dinh dưỡng

Mặc dù hạt chia rất giàu dinh dưỡng, nhưng việc tập trung quá nhiều vào chúng sẽ tạo ra khoảng trống dinh dưỡng. Việc phụ thuộc quá nhiều vào hạt chia để bổ sung chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Do đó, điều quan trọng là phải ăn một chế độ ăn đa dạng, để đảm bảo nhận được nhiều chất dinh dưỡng.

Làm loãng máu

Hạt chia thường chứa nhiều axit béo omega-3 có đặc tính làm loãng máu. Nếu tiêu thụ với số lượng lớn dẫn đến tình trạng loãng máu, ảnh hưởng đến thuốc đang dùng (nếu có). Ăn một lượng lớn hạt chia có khả năng dẫn đến chảy máu hoặc đông máu quá mức.

Gây kích ứng dạ dày và dị ứng

Hạt chia là loại hạt ngậm nước, nở to ra nên làm đầy dạ dày tạo cảm giác no vì thế người hay sử dụng. Nếu sử dụng nhiều sẽ gây ra tình trạng trướng bụng, cồn cào hoặc buồn nôn,....

Một vài người sẽ bị dị ứng với thành phần dinh dưỡng của hạt chia và gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, rát lưỡi,.... Ngoài ra, hàm lượng protein trong hạt chia có thể gây dị ứng, đặc biệt với những ai có tiền sử về dị ứng hạt cải hoặc vừng thì nên dùng thử trước một ít hạt chia xem có bị dị ứng không.

Tắc nghẽn đường tiêu hóa

Chất xơ trong hạt chia cũng có nguy cơ làm tắc nghẽn đường tiêu hóa nếu tiêu thụ với số lượng lớn. Khi trộn với chất lỏng, hạt chia sẽ nở ra và tạo thành một chất giống như gel, có khả năng dẫn đến tắc nghẽn trong hệ tiêu hóa.

Để tránh điều này, hãy luôn ngâm hạt chia trước khi ăn và kiểm soát khẩu phần ăn.

Tăng cân

Mặc dù hạt chia thường được ca ngợi là siêu để kiểm soát cân nặng, nhưng việc ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tăng cân. Hàm lượng calo và chất béo cao của hạt chia làm tăng lượng calo tiêu thụ hàng ngày, dẫn đến tăng cân ngoài ý muốn, nếu tiêu thụ quá nhiều.

Do đó, hãy chú ý đến khẩu phần ăn phù hợp với bạn để tận dụng lợi ích mà không tăng cân.

Sử dụng hạt chia đúng cách như thế nào?

Cách tốt nhất có thể để thêm hạt chia vào chế độ ăn uống hàng ngày là tiêu thụ theo khẩu phần được kiểm soát, tức là khoảng 1-2 thìa canh mỗi ngày.

Chỉ cần ngâm hạt chia trong nước hoặc trong chất lỏng ít calo như sữa hạnh nhân, để chúng nở ra, tạo thành cấu trúc giống như gel rồi uống.

Thức uống này giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giúp kiểm soát cân nặng tổng thể. Để tối đa hóa việc giảm cân, bạn phải đảm bảo theo dõi lượng calo tổng thể nạp vào và tránh ăn quá nhiều hạt chia vì chúng rất giàu calo.

Tags:
4.1 23 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.36916 sec| 785.031 kb