Theo BS Bạch Mai, thuộc Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe, bản thân rau muống cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất như chất xơ, protein, canxi, sắt, vitamin A và vitamin C, threonin, valin, leucin...
Đây là những axit amin cần thiết cho cơ thể, tốt cho những người ốm dậy, kém ăn, thiếu chất đạm. Nó cũng giúp mọi người phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Nguồn sắt dồi dào trong rau muống là nguồn thực phẩm xanh hữu hiệu cho sức khỏe cũng những người mắc bệnh thiếu máu và phụ nữ mang thai.
Bên cạnh đó, rau muống còn có tác dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, hiệu quả với người bị táo bón.
Theo Đông y, rau muống có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, nhuận tràng, chữa rôm sảy, mụn nhọt… Nhưng không phải ai ăn cũng tốt.
Ăn rau muống bạn phải biết điều này để không hại cả gia đình
Rau muống có nhiều cách chế biến: ăn như rau sống, luộc, xào, nộm. Trong các cách chế biến thì rau muống ăn sống, làm nộm giữ được nhiều chất dinh dưỡng hơn cả.Về giá trị dinh dưỡng của rau muống trong 100 gam sống sạch cung cấp 1g culluloza, 100 mg can xi, 1.4mg sắt, 15mg magie, 100mg đồng, 23mg vitamin C, 194 µg folat, 482µg vitamin K, 5597µg beta-caroten,..
Người không nên ăn
Những người bị viêm đau, nhức khớp, bệnh gout (thống phong) và các viêm nhiễm đường tiết niệu thận do sỏi, huyết áp cao không nên ăn nhiều rau muống. Những người đang điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa nào đó cũng không nên ăn rau này. Đối với những ai đang bị vết thương trên da thì cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích tăng sinh tế bào gây sẹo lồi trên da.
Ngoài ra, trong rau muống có một loại kí sinh trùng sán lá ruột lớn có tên Fasciolopsis buski phổ biến trên rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể khi ăn rau sống hoặc nấu chưa chín kĩ. Kí sinh trùng này có thể neo mình vào thành ruột và gây ra các chứng khó tiêu, dị ứng, đau bụng. Theo khuyến cáo của Cục bảo vệ thực vật - Bộ NN&PTNT, rau muống dẫn đầu trong nhóm rau ăn lá có nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm cao.