Thứ 6, 04/07/2025, 01:17 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

3 nhóm người có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè

3 nhóm người có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè
(Tieudung.vn) - Nước đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể khỏe mạnh, từ việc điều chỉnh nhiệt độ cơ thể đến đệm các khớp. Mất nước nhẹ cũng có thể gây ra các biến chứng lâu dài cho sức khỏe. Mất nước nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh liên quan đến sốc nhiệt, có thể gây tử vong. Dưới đây là những nhóm người có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè.

Trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhạy cảm hơn với lượng nước mất đi ít và dễ bị tiêu chảy hay nôn hơn người lớn. Ngoài ra, trẻ không phải lúc nào cũng có thể nói cho bạn biết khi nào trẻ khát và việc bổ sung nước hoàn toàn phụ thuộc vào những người xung quanh.

3 nhóm người có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Người lớn tuổi

Người lớn tuổi có cảm giác khát giảm và lưu trữ ít chất lỏng hơn trong cơ thể, khiến họ nhạy cảm hơn với tình trạng mất nước. Họ cũng có thể mắc các tình trạng sức khỏe khác có thể làm tăng nguy cơ mất nước.

Những người mắc một số tình trạng bệnh lý nhất định

Các tình trạng bệnh lý như đái tháo đường và bệnh thận có thể khiến người bệnh đổ mồ hôi hoặc đi tiểu nhiều hơn, làm tăng nguy cơ mất nước. Những người dùng thuốc lợi tiểu hoặc các loại thuốc khác làm tăng lượng nước tiểu cũng có nguy cơ bị mất nước cao hơn.

Ngoài ra, những người tham gia một số hoạt động như tập thể dục hoặc làm việc ngoài trời trong thời tiết nóng bức cũng làm tăng nguy cơ mất nước.

Dấu hiệu mất nước và cách điều trị

Dấu hiệu mất nước nhẹ đến trung bình

Cảm thấy khát, khô da, nhức đầu, co cứng cơ, giảm tiểu tiện, nước tiểu vàng sậm và khô miệng.

Các triệu chứng mất nước nghiêm trọng

Chóng mặt, choáng váng, thở nhanh, tim đập nhanh, lú lẫn và ngất xỉu hoặc bất tỉnh. Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào của tình trạng mất nước nghiêm trọng, bạn phải đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Các triệu chứng mất nước có thể khác nhau ở trẻ em và người lớn. Trẻ nhỏ nhiều khi mải chơi nên quên việc uống nước, cho đến khi các triệu chứng trầm trọng hơn. Các triệu chứng mất nước ở trẻ em bao gồm môi khô, giảm tiết nước mắt, mắt trũng sâu và lừ đừ.

Mất nước mãn tính

Mất nước mãn tính có nghĩa là tình trạng mất nước phát triển theo thời gian và mất vài ngày tùy thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, một người nào đó sử dụng thuốc lợi tiểu dẫn đến đi tiểu thường xuyên, có thể mất nhiều chất lỏng trong cơ thể hơn việc họ bổ sung nước. Điều này dẫn đến các triệu chứng mất nước theo thời gian. Các dấu hiệu của mất nước mãn tính tương tự như mất nước cấp tính (xảy ra đột ngột).

Nguyên nhân gây ra tình trạng mất nước

Uống không đủ nước là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng mất nước. Các nguyên nhân khác bao gồm tiêu chảy, đổ mồ hôi nhiều và tăng tiểu tiện…

Điều trị mất nước

Phương pháp điều trị cho bất kỳ loại mất nước nào, dù nhẹ hay nặng là bổ sung chất lỏng. Làm thế nào để thực hiện, phụ thuộc vào các yếu tố cá nhân, bao gồm mức độ nghiêm trọng của tình trạng mất nước và tuổi tác.

Mất nước nhẹ có thể được điều trị bằng cách uống nước nhiều trong ngày. Bạn cũng có thể ngậm đá viên và cũng có thể uống nước có chất điện giải. Trong trường hợp nghiêm trọng, có thể cần điều trị bằng đường tĩnh mạch.

Ở trẻ em, liệu pháp thay thế đường uống được sử dụng để điều trị tình trạng mất nước vừa phải. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng bù nước bằng đường uống cũng hiệu quả như phương pháp điều trị bằng đường tĩnh mạch.

Để tránh tình trạng mất nước trong mùa hè, cần lưu ý

- Uống đủ nước mỗi ngày: Đối với người trưởng thành, cần uống 1.5 -2l/ngày, những ngày cao điểm cần bổ sung nhiều hơn. Nên uống từ từ từng ngụm, chia thành nhiều lần và trải đều trong ngày.

- Nên uống nước vào buổi sáng và buổi chiều. Hạn chế uống nước trước khi đi ngủ, nhất là sau 8 giờ tối vì hệ thống lọc của thận đã suy giảm, dễ tiểu đêm, gây mất ngủ

- Bổ sung thêm nước hoa quả như nước cam, chanh; sữa đậu nành, nước rau má, nước mía, nước ngô luộc, nước sấu; các loại hoa quả, sinh tố như xoài, mãng cầu, bơ...; các loại chè. Lưu ý, không nên uống với nhiều đá, pha các loại nước hoa quả với lượng đường vừa phải, có thể cho thêm một chút muối. Ngoài ra, trong bữa cơm, các loại canh rau má, rau ngót, rau dền, rau cải canh, rau bí, canh rau đay, mồng tơi, canh cua… đều rất tốt đối với sức khỏe con người, vừa cung cấp nước vừa cung cấp các loại vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

- Nên hạn chế đi ra ngoài vào những ngày nắng nóng vì nếu ra ngoài thường xuyên sẽ dẫn tới nguy cơ mất nước và tình trạng say nắng

- Hạn chế uống rượu vào ngày nắng nóng.

Một số lưu ý đối với những người mắc bệnh mãn tính

- Đối với người bị mắc thì không pha đường vào nước hoa quả, mà chỉ cần cho 1 thìa con muối là được. Không nên ăn thạch và các loại nước đóng lon vì có chứa nhiều đường.

- Người bị bệnh gout hoặc có acid uric máu cao không nên uống sinh tố bơ,  canh rau dền, canh nấm, các loại nước có ga

- Người bị tăng huyết áp, suy thận khi nấu canh không nên cho muối quá mặn và nên ăn nguội.

Tags:
4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.26083 sec| 790.922 kb