Thứ 4, 24/04/2024, 20:43 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cẩn trọng với tình trạng khiếm thính ở trẻ nhỏ

Cẩn trọng với tình trạng khiếm thính ở trẻ nhỏ
(Tieudung.vn) - Trẻ khiếm thính là những tổn hại cơ quan thính giác khiến trẻ không nhận biết được âm thanh.

Điếc bẩm sinh ( hay khiếm thính) là gì?

Cẩn trọng với tình trạng khiếm thính ở trẻ nhỏ

Bố mẹ cần chú ý phát hiện sớm bệnh mất thính lực ở trẻ. Nguồn ảnh: Internet

Điếc bẩm sinh - mất thính lực ngay từ khi mới sinh xảy ra khi khả năng của tai chuyển đổi năng lượng cơ học rung động của âm thanh thành năng lượng điện của các xung thần kinh bị suy giảm.

Mất thính lực được phân loại theo vị trí tổn thương, cụ thể:

Mất thính giác dẫn truyền: tai ngoài hoặc tai giữa bị ảnh hưởng. Khi mất thính lực dẫn truyền, sóng âm thanh không thể truyền qua tai, có thể là thứ phát do kém phát triển của tai giữa, tai ngoài hoặc cả hai, hoặc sau tắc nghẽn thoáng qua của tai giữa do tràn dịch (như trong trường hợp viêm tai giữa).

Mất thính giác thần kinh cảm giác: tai trong, dây thần kinh thính giác hoặc đường dẫn truyền thính giác trung ương bị ảnh hưởng. Mất thính giác thần kinh giác quan có thể được chia nhỏ thành mất thính giác cảm giác (khi các tế bào lông bị ảnh hưởng), mất thính lực trung tâm khi nguyên nhân nằm dọc theo đường thính giác trung tâm hoặc rối loạn phổ bệnh thần kinh thính giác.

Nguyên nhân gây điếc bẩm sinh 

Do di truyền

Về mặt di truyền, các nhà khoa học đã tìm ra một loại gen có tên gọi PSD. Chính gen này là thủ phạm gây ra chứng điếc bẩm sinh ở trẻ. Nếu cha hoặc mẹ bị điếc bẩm sinh thì nguy cơ con sinh ra mắc căn bệnh này là rất cao. Có những trường hợp, bố và mẹ đều có thính giác bình thường nhưng mang trong người gen điếc lặn, con sinh ra vẫn có thể bị điếc tai bẩm sinh. Việc kết hôn với những người gần huyết thống cũng có thể khiến bé bị điếc ngay khi mới chào đời.

Do mẹ sử dụng ma túy trong thời kỳ

Ma túy có ảnh hưởng tiêu cực tới cơ thể con người, đặc biệt với các bà mẹ đang mang thai. Ma túy dẫn đến quái thai hoặc can thiệp vào sự phát triển của thai nhi, gây ra dị tật. Việc mẹ sử dụng các loại ma túy, đặc biệt là trong giai đoạn đầu thai kỳ sẽ có tác động không nhỏ tới sự phát triển của bào thai, dễ khiến thai nhi bị tổn thương. Điếc bẩm sinh cũng có thể là kết quả của việc mẹ sử dụng ma túy trong thời gian mang thai gây ra.

Sinh non         

Nguyên nhân trẻ bị câm điếc phổ biến nhất là hậu quả của sinh non. Ước tính, có khoảng 4% các trường hợp bị điếc bẩm sinh có liên quan đến quá trình mang thai của người mẹ. Theo Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ, khoảng 5% trẻ em sinh ra trước 32 tuần bị giảm thính lực khi chúng lên 5 tuổi. Các nhà khoa học lý giải, hệ thống thính giác của trẻ chưa trưởng thành khi em bé được sinh ra trước bảy tháng tuổi thai. Ngoài ra, tai của trẻ sinh non cũng dễ bị tổn thương hơn.

Mẹ nhiễm virus khi mang thai

Khi mang thai, mẹ rất dễ bị nhiễm bệnh, nhiễm virus, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Các virus này khi vào cơ thể mẹ có thể qua nhau thai và ảnh hưởng tới thai nhi. Điếc tai bẩm sinh có thể là một trong những biến chứng mà mẹ bầu bị nhiễm virus gây ra. Một số loại virus có thể gây biến chứng điếc bẩm sinh cho thai nhi như: Virus rubella, cúm,...

Tai biến trong quá trình sinh

Các tai biến trong quá trình sinh như: Sinh non, ngạt thở, sinh khó, vàng da bệnh lý,… đều có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị điếc tai bẩm sinh. Trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 3kg hoặc phải sử dụng một số loại thuốc hô hấp do sinh non đều có nguy cơ bị mất thính giác.

Mẹ mắc bệnh truyền nhiễm khi mang thai

Trong quá trình mang thai, người mẹ mắc phải các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như: Giang mai, lậu,… cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị điếc bẩm sinh. Chính vì vậy, người mẹ cần có một tình dục lành mạnh để tránh nguy cơ tổn hại tới thính lực và sức khỏe của trẻ khi được sinh ra.

Khiếm thính cần được phát hiện sớm?

Cẩn trọng với tình trạng khiếm thính ở trẻ nhỏ

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An. Nguồn ảnh: BVAV 

Việc phát hiện tình trạng khiếm thính ở trẻ thường rất muộn, đa phần sau 2 tuổi nên việc điều trị cả điếc và ngôn ngữ đều rất khó khăn. Trẻ khiếm thính thường chậm nói hoặc không nói được từ đó dẫn đến chậm phát triển ngôn ngữ và gây khó khăn cho việc học tập. Sàng lọc thính lực cho trẻ sơ sinh trước khi xuất viện về nhà sẽ giúp phát hiện từ rất sớm những trẻ có vấn đề về thính giác để kịp thời can thiệp, điều này có ý nghĩa rất quan trọng với sự phát triển ngôn ngữ và khả năng nói của trẻ. Trẻ sơ sinh bị khiếm thính nếu được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có thể nghe, nói và phát triển như trẻ bình thường.

Tất cả trẻ sơ sinh bình thường hoặc có biểu hiện bệnh lý đều cần được kiểm tra thính lực thông qua chương trình sàng lọc khiếm thính. Do trẻ bị khiếm thính có thể có vẻ ngoài hoàn toàn bình thường nên cho trẻ sàng lọc khiếm thính là biện pháp hữu hiệu để phát hiện sớm những vấn đề liên quan đến thính lực của trẻ để chẩn đoán và can thiệp sớm.

PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, Nguyên Trưởng khoa Tai mũi họng Trẻ em của Tai Mũi Họng Trung ương hiện đang công tác ở Bệnh viện Đa khoa An Việt thăm khám, thực hiện một số sàng lọc thì bé được xác định bị điếc bẩm sinh. Nếu không được can thiệp sớm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của trẻ.

PGS Hoài An cho biết, với tình trạng của bé hiện giờ vẫn có thể điều trị được bằng phương pháp là cấy ốc tai điện tử. Đây là phương pháp điều trị điếc bẩm sinh tiên tiến nhất hiện nay với hiệu quả rất cao, trong đó người bệnh sẽ được đặt một thiết bị chuyển đổi âm thanh thành những tín hiệu điện và một điện cực chuyển các tín hiệu điện này vào dây thần kinh ốc tai.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An, nhiều trẻ cấy điện cực ốc tai 1 thời gian sau phát triển rất tốt, nghe nói thành thạo, hoạt bát, đi học rất thông minh, giao tiếp được cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh, điều này giúp trẻ thay đổi cả cuộc sống của mình.

Cấy ốc tai điện tử là một phương pháp thông qua phẫu thuật, bác sỹ sẽ tiến hành cấy một hệ thống điện tử phức tạp vào sâu trong tai, bằng cách này sẽ mang lại cảm giác, phản xạ về âm thanh cho người bệnh, dần phục hồi lại thính lực cho các em.

Những trẻ bị khiếm thính, nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như câm, điếc, thiểu năng hay chậm phát triển trí tuệ … Nếu được chữa trị đúng thời điểm, khả năng cao sẽ có cơ hội hòa nhập cộng đồng và nghe nói được bình thường.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc đó, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa An Việt đã thực hiện khám và chuẩn đoán cho các bệnh nhân bị khiếm thính đến điều trị ngay tại Bệnh viện. Thông qua chuẩn đoán, các chuyên gia – bác sỹ tại An Việt sẽ đưa ra chỉ định những trường hợp cần phẫu thuật cấy ốc tai điện tử, qua đó giúp bệnh nhân điếc nặng, điếc bẩm sinh có cơ hội hòa nhập với cộng đồng.

Tags:
4.4 13 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.02916 sec| 802.727 kb