Trẻ bị hăm cổ là do đâu?
Tình trạng hăm cổ rất thường xảy ra ở trẻ nhỏ trong ngày nắng nóng. Nguồn ảnh: Internet
Cổ là một trong những vùng da thường hay bị hăm nhất trên cơ thể của trẻ sơ sinh, nếu không được giữ vệ sinh hằng ngày tại những khu vực da có nhiều nếp gấp thì sẽ dẫn đến hăm, khiến cho trẻ có cảm giác ngứa, khó chịu và đau rát trong những trường hợp tiến triển nặng hơn.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị hăm ở cổ như là:
Trẻ không được lau và vệ sinh vùng cổ sau khi bú sữa nên bị đọng sữa ở khu vực này;
Mồ hôi đổ ra nhiều ở cổ và không được lau khô;
Dùng quá nhiềuphấn rôm khiến da của bé bị bít tắc lỗ chân lông nên dẫn đến hăm;
Nguyên nhân do nấm ở da cổ;
Áo quần của trẻ gây ra những cọ xát với bề mặt da khiến trẻ bị hăm cổ.
Đặc điểm có thể quan sát được ở vết hăm cổ đó là bề mặt thường bằng phẳng, màu sắc vết hăm đỏ nhẹ, có thể có triệu chứng trẻ bị hăm cổ nổi mụn... Vì da của trẻ sơ sinh rất mỏng, nhạy cảm nên dễ bị kích ứng với những tác nhân ở môi trường xung quanh gây ra hăm da, dị ứng và viêm loét da.
Các cách xử lý hăm cổ ở trẻ
Tùy vào nguyên nhân gây ra hăm cổ sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau. Sau đây sẽ là một số cách phụ huynh có thể áp dụng để ngăn ngừa hăm cổ cho bé:
Vùng da cổ bị dính sữa hoặc nước dãi: Khi tắm cho bé, ba mẹ nên chú ý rửa nhẹ vùng da ở cổ hai lần một ngày. Sau đó, sử dụng khăn mềm lau nhẹ nhàng cho bé tránh dùng khăn khô ráp và cứng. Để đảm bảo làn da của bé không bị kích ứng, ba mẹ có thể bôi thêm thuốc mỡ cho bé.
Rửa nhẹ vùng da ở cổ
Vùng da cổ bị rôm sảy: Phụ huynh nên tắm nước mát cho trẻ và cho mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Bên cạnh đó, bé cũng cần ở trong môi trường có điều hòa và mát mẻ để tránh cảm giác ngứa ngáy, châm chích.
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái
Vùng da cổ bị nhiễm nấm: Tình trạng nhiễm nấm sẽ cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Ba mẹ nên đưa bé đi khám để được bác sĩ kê thuốc điều trị nấm hiệu quả.