Nguyên nhân gây đau họng vào buổi sáng
Dị ứng
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Nhiều người có thể gặp phải tình trạng dị ứng với các tác nhân từ môi trường như mạt bụi, phấn hoa, lông động vật, nấm mốc,...gây những triệu chứng khó chịu như sổ mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, chảy nước mắt, đau họng,...
Nếu bạn có thói quen mở cửa sổ khi ngủ thì có thể bị đau họng vào buổi sáng vì phấn hoa, bụi có thể bay từ ngoài vào phòng. Do đó, bạn nên đóng cửa sổ khi ngủ, thường xuyên dọn phòng sạch sẽ để ngăn cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
Chất kích ứng trong môi trường
Người bình thường cũng có thể gặp tình trạng ngứa họng, đau họng vào buổi sáng bởi các chất kích ứng có trong môi trường như khói, bụi,...Các chất kích ứng này sẽ kích thích phản ứng miễn dịch của mũi và cổ họng, từ đó làm tăng sản xuất chất nhầy và viêm.
Để ngăn điều này xảy ra, bạn nên đeo khẩu trang khi ra ngoài, dùng máy lọc không khí trong nhà hoặc hạn chế ra khỏi nhà nếu ô nhiễm không khí.
Vách ngăn mũi bị lệch
Nhiều người có vách ngăn mũi bị lệch là tình trạng sụn mũi ngăn cách 2 lỗ mũi bị lệch sang một bên. Điều này sẽ gây tắc nghẽn khoang mũi, làm tăng sản xuất chất nhầy khiến chất nhầy chảy xuống mũi và gây ngứa, đau cổ họng.
Chấn thương dây thanh quản
Những người nói, hát nhiều hoặc nói to,...thường gặp phải tình trạng này. Dây thanh quản bị căng nên sưng lên và đau khó chịu, khi đó bạn có thể bị khàn giọng hoặc đau họng. Nếu bạn thức dậy mà cảm thấy đau họng thì có thể trước đó dây thanh quản bị căng do bạn nói, hát quá nhiều.
Trào ngược axit
Trào ngược axit là tình trạng axit trong dạ dày bị trào ngược lên thực quản, từ đó gây kích ứng cho khu vực cổ họng và khiến bạn bị đau họng, ho, khàn tiếng. Nếu bạn ở tư thế nằm thì tình trạng này có xu hướng nghiêm trọng hơn, đó là lí do mà bạn thường bị đau họng sau khi thức dậy.
Để ngăn tình trạng trào ngược axit thì bạn nên tránh tiêu thụ những thực phẩm gây ợ nóng, ăn ít vào khoảng thời gian trước khi đi ngủ 3 giờ.
Ngưng thở khi ngủ hoặc ngáy
Ở người có các dấu hiệu của việc ngưng thở khi ngủ hoặc ngáy thường sẽ mở há miệng khi ngủ, chính điều này sẽ gây khô cổ họng và đau họng vào buổi sáng thức dậy.
Một số lời khuyên nếu bạn rơi vào trường hợp này như: giảm cân, hạn chế ăn, uống rượu vào buổi tối, nằm ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa.
Cách giảm triệu chứng đau họng vào buổi sáng
Một số cách giảm đau họng vào buổi sáng mà bạn có thể thực hiện như:
Uống nước ấm sẽ làm dịu cổ họng, giảm ngứa họng khá hiệu quả, do đó bạn nên duy trì uống nước ấm mỗi sáng thức dậy để tốt cho cổ họng, hệ tiêu hóa và làn da nhé.
Dùng mật ong: Bạn có thể thêm mật ong vào cốc nước ấm để uống. Mật ong có tính kháng viêm, làm lành vết thương sẽ giúp làm dịu cổ họng, giảm đau khó chịu.
Dùng máy tạo độ ẩm nếu thời tiết khô hanh, lạnh để giữ ẩm cổ họng và làn da, mũi.
Súc miệng bằng nước muối.
Dùng viên ngậm không kê đơn.
Cách phòng ngừa đau rát cổ họng sau khi ngủ dậy
Để phòng ngừa đau rát cổ họng sau khi ngủ dậy, bạn cần chú ý đến môi trường lúc ngủ và các vấn đề về sức khỏe, cụ thể:
Nếu sử dụng điều hòa hoặc khi thời tiết khô, thiếu độ ẩm, hãy sử dụng thêm máy phun sương để đảm bảo phòng ngủ có độ ẩm phù hợp.
Vào mùa đông, đặc biệt là thời tiết giao mùa, chú ý mặc ấm hoặc đắp chăn kín. Phòng ngủ nên tránh có gió lùa vào, tuy nhiên cũng không nên đóng kín cửa gây thiếu oxy. Dù là lúc ngủ hay mới thức dậy đều chú ý giữ ấm cơ thể.
Hãy uống một ly nước ấm trước khi đi ngủ hoặc sau khi thức dậy, hoặc có thể pha thêm chút mật ong, sẽ làm cổ họng dễ chịu hơn.
Tăng cường các loại thực phẩm giàu vitamin C vào chế độ ăn hàng ngày để có một hệ miễn dịch mạnh khỏe.
Súc miệng bằng nước muối ấm vào mỗi buổi sáng ngủ dậy cũng là cách làm giảm và phòng ngừa triệu chứng đau rát cổ họng.
Nếu có thói quen ngủ ngáy hoặc mắc phải tình trạng ngủ ngáy mãn tính, cần xem thử nguyên nhân khiến bạn ngủ ngáy là gì. Nếu do hút thuốc lá thì cần bỏ còn nếu do béo phì thì cố gắng giảm cân và duy trì cân nặng vừa phải, ổn định. Hoặc nằm nghiêng cũng có thể giúp giảm tình trạng ngủ ngáy. Nếu không phải các lý do nêu trên, hãy thử tìm đến các cơ sở y tế để được tư vấn và chữa trị.
Hạn chế ăn no trước lúc ngủ tối thiểu 2 giờ.