Thứ 5, 21/11/2024, 23:34 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Người cao tuổi cần lưu ý gì khi tập thể dục dưới trời lạnh?

Người cao tuổi cần lưu ý gì khi tập thể dục dưới trời lạnh?
(Tieudung.vn) - Người cao tuổi hãy chú ý một số thông tin sau khi tập thể dục trong thời tiết lạnh để đảm bảo sức khỏe.

Cân nhắc thời tiết trước khi tập thể dục

Người cao tuổi nên hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết lạnh trong khoảng từ 21 giờ đến 6 giờ sáng. Đây là khoảng thời gian nhiệt độ bắt đầu xuống thấp. Người cao tuổi nên luyện tập nhẹ nhàng trong nhà và ở nơi kín gió nhưng thông khí, đồng thời cần mặc ấm khi tập luyện, với nhiều hình thức như: tập thể dục tại chỗ, tập tạ, đi bộ trong nhà, tập yoga, tập dưỡng sinh, máy chạy bộ hoặc tập các bài tập theo các hướng dẫn của chuyên gia.

Người cao tuổi nên phối hợp từ hai hay nhiều hình thức luyện tập nhằm làm tăng sức mạnh được tối đa các khối cơ cũng như các khớp trong cơ thể.

Nếu luyện tập ngoài trời, người cao tuổi nên tập thể dục trong khoảng từ 8 giờ-9 giờ sáng hoặc 16 giờ-17 giờ chiều khi nhiệt độ lên cao và có ánh nắng mặt trời.

Một số người cao tuổi mắc các bệnh lý mạn tính như COPD, hen phế quản, tim mạch… có thể bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh. Người cao tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra các bài tập phù hợp khi trời lạnh.

Người cao tuổi cần lưu ý gì khi tập thể dục dưới trời lạnh?

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Lựa chọn trang phục phù hợp

Với thời tiết lạnh, việc lựa chọn trang phục đúng là quan trọng nhất để tránh mất nhiệt và giữ ấm. Mặc nhiều lớp mỏng để giữ ấm. 

Khi tập thể dục có thể mặc một chiếc áo thể thao chuyên dụng ở bên trong giúp thông thoáng, thấm hút mồ hôi. Tùy thuộc vào thời tiết, người cao tuổi có thể chọn thêm một chiếc áo khoác gió để mặc bên ngoài. Nếu thời tiết quá lạnh, có thể sử dụng thêm một chiếc áo lót ở giữa và chọn áo khoác dày để giúp cơ thể giữ ấm.

Người cao tuổi nên đeo tất tay, tất chân để giữ ấm vùng tay, chân và đội mũ để giữ ấm cho vùng đầu. Bởi vào mùa đông, bàn tay bàn chân thường bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ lạnh. Máu được chuyển đến vùng tay, chân sẽ chậm hơn so với các vùng trung tâm của cơ thể. Và vì thế vùng chân, tay thường được cung cấp ít máu để làm nóng hơn.

Khởi động kỹ

Vào mùa đông, người cao tuổi, có bệnh nền cần khởi động kỹ hơn, có thể tăng gấp đôi thời gian so với bình thường. Việc này giúp hệ thống tuần hoàn bơm đủ và kịp thời máu giàu oxy hơn đến các cơ bắp, đồng thời tăng cường khả năng lưu thông máu, các nhóm cơ giãn ra, giảm thiểu chấn thương trong quá trình tập.

Uống đủ nước

Trời lạnh làm giảm cảm giác khát, khiến nhiều người quên mất việc uống nước đều đặn. Trong khi đó, thời tiết hanh khô kết hợp quá trình vận động khiến cơ thể mất nước, độ nhớt máu tăng, dễ gây ra những biến cố nguy hiểm do tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim. Do vậy, người cao tuổi cần uống nước đều trong ngày, đặc biệt là trước và sau khi tập.

Không tắm nước nóng ngay sau khi tập thể dục

Người cao tuổi nên tập các bài thể dục vừa với sức của mình, không tập quá lâu gây mất sức. Khi cơ thể ra nhiều mồ hôi, cần trở về nhà để lau khô và thay quần áo.

Lưu ý không tắm nước nóng ngay sau khi tập thể dục, bởi việc làm này có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu não. Tốt nhất, người cao tuổi nên chờ khoảng 20 phút cho thân nhiệt ổn định trở lại, mồ hôi ráo, nhịp tim và hơi thở điều hòa, lau khô người rồi mới đi tắm.

Tags:
3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Liên kết hữu ích
  • Mua Ngay Tủ Lạnh Giá Rẻ, Miễn Phí Lắp Đặt

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.19743 sec| 784.484 kb