Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nutritional Science cho thấy, việc uống nước ép trái cây hoàn toàn không làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2 và đồ uống này cũng không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng kiểm soát đường huyết của người bệnh.
Các nhà khoa học đã tiến hành 18 thử nghiệm lâm sàng để đánh giá ảnh hưởng của một số các loại nước ép trái cây như táo, bưởi, cà chua, nho, lựu… Kết quả là nước ép của các loại trái cây này không hề làm tăng lượng đường trong máu.
Bệnh đái tháo đường type 2 là một rối loạn chuyển hóa xảy ra khi cơ thể người bệnh mất khả năng sử dụng insulin để chuyển hóa glucose thành năng lượng cho tế bào. Cách tốt nhất để phòng ngừa và điều trị bệnh đái tháo đường type 2 chính là thực hiện lối sống lành mạnh. Cụ thể, người bệnh cần ăn uống đúng cách, tập thể dục đều đặn.
Đối với những người bị bệnh tiểu đường, chế độ ăn uống giữ vai trò hết sức quan trọng. Những thực phẩm hay đồ uống phù hợp không chỉ giúp lượng đường trong máu không bị tăng cao mà còn có khả năng cải thiện, kiểm soát lượng đường giúp đường huyết ở mức an toàn. Dưới đây là một số loại nước ép trái cây có thể sử dụng tốt cho những người bị đái tháo đường mà không sợ làm tăng đường huyết:
Nước ép bưởi
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại Bệnh viện Đa khoa Massachusettes (Mỹ) và đại học Hebrewrong (Israel), ăn bưởi tốt cho người bị đái tháo đường. Bưởi chứa chất naringenin – chất này giúp gan đốt cháy mỡ thừa trong cơ thể. Bên cạnh đó, naringenin còn giúp kiểm soát đường huyết ổn định.
Trong nước ép bưởi có chứa một chất gần giống với insulin giúp làm giảm đường glucose, hạ đường huyết và ổn định huyết áp. Ngoài ra, bưởi không chứa chất béo tốt cho người ăn kiêng.
Ăn 3 phần bưởi, tương đương với 1 quả/ngày. Nếu không ăn bưởi tươi có thể uống nước ép bưởi. Mỗi cốc nước ép sử dụng 2-4 múi bưởi.
Nước ép cà chua
Theo Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ, cà chua vốn là một thực phẩm ít đường, lại là nguồn cung cấp dồi dào hợp chất carotenoid lycopene giúp bảo vệ và ngăn ngừa tổn thương do tia cực tím gây nên.
Nước ép cà chua giúp cân bằng lượng đường trong máu, có thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường. Cà chua có chứa lycopene, là một chất chống ôxy hóa mạnh mẽ, có khả năng hỗ trợ tuyến tụy sản xuất insulin, khống chế lượng đường trong cơ thể không vượt quá giới hạn cho phép.
Nước ép lựu
Mặc dù lựu khá ngọt, nhưng đường trong nước ép lựu không làm tăng lượng đường trong máu.
Do đó, nước ép lựu quả thực là một sự lựa chọn thức uống rất tốt dành cho người đái tháo đường. Không những vậy, nước ép lựu cũng chứa chất chống oxy hóa có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Nước ép ổi
Quả ổi là một loại trái cây có hàm lượng dinh dưỡng phong phú, chứa một lượng lớn các chất vitamin A, C, chất xơ và các nguyên tố vi lượng như phospho, kali, calci, magne… Ngoài ra hàm lượng protein và lipid trong quả ổi cũng rất đa dạng.
Ăn ổi thường xuyên có thể giúp bạn chống lão hóa, đào thải những độc tố ra khỏi cơ thể, thúc đẩy sự trao đổi chất, điều tiết chức năng sinh lý, tăng cường sức khỏe. Đặc biệt, ổi là một loại trái cây rất tốt đối với những người mắc bệnh đái tháo đường.
Nước ép táo
Táo là một sự lựa chọn lành mạnh khác để làm nước ép trái cây tươi 100%. Táo còn là loại quả tuyệt vời cho những bữa ăn nhẹ nhờ sở hữu hàm lượng chất xơ hòa tan cao. Khi tác dụng với nước, chất này ngay lập tức tạo thành các màng liên kết dày, từ đó giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát lượng đường huyết. Ngoài ra, táo còn có khả năng giảm nồng độ cholesterol xấu trong cơ thể.
Dù không ảnh hưởng đáng kể đến khả năng kiểm soát đường huyết nhưng người bệnh đái tháo đường cũng không nên quá lạm dụng loại đồ uống này. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những ai bị đường huyết cao thì không nên uống quá nhiều nước ép trái cây, chỉ nên uống khoảng 100ml/ngày. Ngoài việc uống nước ép, người bệnh cũng nên ăn trực tiếp các loại trái cây vì điều này có thể giúp giảm nguy cơ phát triển bệnh.
Người bệnh đái tháo đường có thể sử dụng thêm các sản phẩm chứa khổ qua, dây thìa canh, thương thuật, tảo Spirulina… để ổn định đường huyết, ngăn ngừa các biến chứng liên quan.