Thứ 7, 05/10/2024, 16:05 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

“Người cải tiến” Bùi Thành Nhơn

“Người cải tiến” Bùi Thành Nhơn
(Tieudung.vn) - Từ “nova” bắt nguồn từ tiếng La Tinh – novator, có nghĩa là “người cải tiến”. Bằng chiến lược M&A, ông Bùi Thành Nhơn, ông chủ của 2 tập đoàn Anova và Novaland có ý nghĩa như là “người cải tiến” là, đã trở thành những ông lớn trong ngành trong một thời gian ngắn.

Bùi Thành Nhơn - Người cải tiến
Chủ tịch Tập đoàn Novaland & Anova Bùi Thành Nhơn – Ảnh: Lê Toàn

Cuối tháng 12 vừa qua, Công ty CP Tập đoàn Novaland – một tập đoàn lớn của TP.HCM – đã chính thức niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM. Với sở hữu hơn 51% vốn trong khi doanh nghiệp được định giá từ 1,2 đến 1,4 tỉ USD, ông Bùi Thành Nhơn, ông chủ của tập đoàn này đã chính thức bước vào hàng ngũ những người giàu nhất Việt Nam với tài sản gần 1 tỉ USD.

Bước vào bất động sản và năm 2007, đúng vào giai đoạn bắt đầu khó khăn, nhưng tập đoàn này lại liên tục lớn mạnh. Chỉ trong khoảng 5 năm trở lại đây hàng ngàn đã được công ty này đưa ra thị trường. Hàng loạt thương vụ mua lại được công ty này thực hiện. Novaland trở thành một sáng, nhưng đằng sau nó vẫn là những dấu hỏi mà giới kinh doanh vẫn chưa thể lý giải.

Bùi Thành Nhơn là ai? Ai đứng sau ông ấy? Novaland có thực sự bán được nhiều căn hộ đến vậy? Họ lấy tiền đâu để M&A hàng loạt và đặc biệt, Novaland đã sống sót qua giai đoạn khủng hoảng nhất của thị trường bất động sản như thế nào? Và, đang nói là, lai lịch về ông Bùi Thành Nhơn vẫn chỉ là những dòng rất ngắn gọn. Ông vẫn là một ông chủ đầy “bí hiểm”.

Thời thế tạo anh hùng

Ông Bùi Thành Nhơn, sinh năm 1958, khởi nghiệp kinh doanh bằng việc thành lập Công ty TNHH Thương mại Thành Nhơn vào năm 1992, với số vốn điều lệ 400 triệu đồng, kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu dược, hóa chất. Đến năm 2007 công ty này chính thức bước vào lĩnh vực bất động sản.

Năm 2008 Novaland chào sân thị trường bất động sản TP.HCM bằng Dự án khu dân cư phức hợp Sunrise City, Quận 7, quy mô 1.800 căn hộ. Dự án này được xây dựng trên khu đất 5,1ha với tổng mức đầu tư lên tới 500 triệu USD.

Chủ tịch Tập đoàn Novaland & Anova Bùi Thành Nhơn
 

Bước ngoặt của ông chủ tập đoàn này lập tức nhận gáo nước lạnh. Vào thời điểm đó, thị trường bất động sản Việt Nam đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi đóng băng dường như hoàn toàn bởi cơn bão khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Năm 2010, từng có thông tin cho rằng Novaland đang gặp khó khăn và có thể sẽ không hoàn thành được dự án Sunrise City. Thế nhưng, khi toàn bộ 6 tòa tháp giai đoạn 1 của Sunrise City được hoàn thành đúng tiến độ và bàn giao căn hộ vào giữa năm 2012, giới kinh doanh bất động sản mới ngỡ ngàng.

“Anh Nhơn luôn có nhiều giải pháp cho một vấn đề nào đó. Mỗi giải pháp kinh doanh của Novaland đều gắn liền với một giải pháp tài chính”, ông Nguyễn Xuân Châu, người từng có thời gian làm giám đốc điều hành tại Novaland trong giai đoạn đầu, nhận định.

Một lãnh đạo của Novaland cho biết, mỗi dự án đều phải được đảm bảo về mặt tài chính để thực hiện cho đến cùng. Novaland vừa xây vừa bán cuốn chiếu, lấy tiền đó tiếp tục rót cho giai đoạn tiếp theo. Hoặc sự linh hoạt còn ở chỗ, chính trong giai đoạn khó khăn khi lãi suất tiền vay lên đến 25%, Novaland vẫn có một khoản vay với lãi suất thấp. Tập đoàn này đã phát hành thành công 1.922 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 5 năm, lãi suất 12%/năm. Ngoài ra, ông chủ Novaland cũng có thể xoay xở vốn bằng cách lấy từ tay phải là lĩnh vực thuốc thú y để nuôi lĩnh vực tay trái.

Lĩnh vực bất động sản thường được xem như là vùng đất “khô cằn” rất khó cho các ý tưởng kinh doanh sinh sôi, bởi tất cả chỉ thường gói gọn ở giá bán, vị trí, thiết kế. Nhưng điều này đã được thực hiện rất linh hoạt ở Novaland.

Hãy xem dòng căn hộ Oficetel. Cha để của sản phẩm này là dự án The Manor của Bitexco trên đường Nguyễn Hữu Cảnh nhưng kẻ biến dòng sản phẩm này trở thành một xu hướng đầu tư phổ biến trên thị trường bất động sản là Novaland.

Hãy xem Novaland tung ra bao nhiêu chiêu thức để bán hàng trong mấy năm qua? Có lẽ là quá nhiều! Từ maketting bằng các ngôi sao đến cho khách hàng sống thử, cam kết thuê lại cho đến chiết khấu… Đó là chưa kể đến sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh đối với từng dự án.

“Vị trí, vị trí và vị trí” là kinh thánh trong kinh doanh bất động sản, nhưng trong khi cả TP.HCM đều phát triển bốn phương, tám hướng thì Novaland luôn có những bước đi trước người khác.

Sau khi thành công ở quận 7, họ dạt sang Quận 2 phát triển Lexington và Tropic Garden. Sự thành công của 2 dự án này đã khiến hàng loạt doanh nghiệp nhảy vào khiến khu Đông bùng nổ và Novaland lại tìm vùng đất mới là Quận 4. Từ một khu vực được xem là nghèo nàn và lạc hậu dù sát ngay vách quận 1, Novaland đã biến quận 4 – đặc biệt là cung đường Bến Vân Đồn – thành một điểm sáng trong đầu tư bất động sản. Khi các ông lớn cùng nhảy vào Quận 4, Novaland lại tìm đến khu Tây.

Chủ tịch Tập đoàn Novaland & Anova Bùi Thành Nhơn
 

Trở thành người khổng lồ bằng M&A

Linh hoạt trong tài chính và kinh doanh, nhưng tầm nhìn chiến lược mới là yếu tố giúp quan trọng để Novaland phát triển như ngày hôm nay. Đó chính là yếu tố khiến cho Novaland tiếp tục theo đuổi cuộc chơi ở Sunrise City khi tất cả đều bỏ chạy.

“Sau suy thoái sẽ có một khoảng trống rất lớn trên thị trường, vì một dự án phải xây dựng trong 3-5 năm, thậm chí lâu hơn. Đó sẽ là cơ hội cho những chủ đầu tư có thực lực”, một lãnh đạo của Novaland từng nói vào năm 2011.

Và thực tế cho thấy, sau giai đoạn khủng hoảng, sự khan hiếm về căn hộ cao và trung cấp trên thị trường đã khiến Novaland trở thành một mình một chợ trên thị trường bất động sản TPHCM trong mấy năm qua.

Trong 3 năm gần đây, Tập đoàn Novaland liên tiếp thực hiện nhiều thương vụ mua lại dự án hoặc dưới hình thức hợp tác phát triển để tăng cường sự lớn mạnh. Trong giai đoạn 2015 – 2016, Tập đoàn Novaland đã M&A hàng loạt phi vụ, nâng tổng quỹ đất của hơn 40 dự án lên 9,8 triệu mét vuông sàn xây dựng.

Theo của ông Phan Thành Huy, Tổng Giám đốc Novaland, các dự án được tập đoàn này mua lại đều là những dự án đã hoàn tất về pháp lý, hoàn thiện hạ tầng hoặc đã triển khai xây dựng nên có thể rút ngắn rất nhiều thời gian. Đặc biệt, do thị trường khó khăn nên nhiều dự án có giá rất tốt.

Rõ ràng, bằng con đường M&A, Novaland đã tự tạo cho mình rất nhiều lợi thế. Mua giá rẻ và tự kiến tạo thị trường cho mình. Đây cũng là lý do trong các thương vụ M&A Novaland phải nắm giữ đa số hoặc 100% quyền sở hữu.

Ông Bùi Thành Nhơn có dấu ấn gì trong chiến lược này không? Tất nhiên là có. “Tìm kiếm dự án, thẩm định hiệu quả, thậm chí cả đàm phán là công việc của phòng đầu tư, nhưng người quyết định cuối cùng là ông chủ đầy tính quyết đoán này.

Hơn ai hết ông Bùi Thành Nhơn hiểu rằng, M&A là con đường ngắn để một doanh nghiệp nhanh chóng biến thành kẻ khổng lồ. Bởi chiến lược này không chỉ được ông thực hiện ở Novaland. Tại Anova Corporation, chiến lược này được ông thực hiện khá sớm.

Năm 1995 sau khi thành lập công ty Thành Nhơn được 3 năm, ông Bùi Thành Nhơn đã Liên doanh với Philippines đưa Công ty liên doanh sản xuất Thuốc thú y Biophamachemie vào hoạt động mở rộng hệ thống phân phối trong nước và xuất khẩu thuốc thú y đến nhiều quốc gia trên thế giới. 1 năm sau đó, ông tiếp tục hợp tác với Mitsui, công ty hàng đầu Nhật Bản thiết lập hệ thống phân phối acid amin cho thị trường Việt Nam.

Hiện nay Anova đang sở hữu tới 10 công ty thành viên bao gồm 3 nhà máy thuốc thú y hiện đại, đạt tiêu chuẩn WHO-GMP, 1 nhà máy sản xuất thức ăn gia súc, 2 công ty kinh doanh nguyên liệu sản xuất thuốc thú y, nguyên liệu sản xuất thức ăn gia súc, 1 công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối vaccine và 1 công ty hoạt động trong lĩnh vực phân phối sản phẩm thuốc thú y cho thị trường miền Bắc.

Tương lai nào cho “người cải tiến”?

Năm 2013, Quỹ đầu tư DWS Vietnam Fund sở hữu 20% cổ phần của Anova đã định giá doanh nghiệp này ở mức 65 triệu USD. Tuy nhiên, Anova Corporation có thể sẽ trở thành một đế chế khi những tham vọng của ông Bùi Thành Nhơn thành hiện thực.

Năm 2013, Anova đã trở thành cổ đông chiến lược của Công ty cổ phần thuốc thú y Trung ương (Navetco) và Xí nghiệp thuốc thú y Trung ương (Vetvaco). Hiện Navetco và Vetvaco là hai công ty chủ lực của Bộ NN&PTNT trong việc sản xuất và cung ứng các loại vaccine phòng bệnh, dược phẩm và chế phẩm sinh học cho gia súc, gia cầm và thủy sản.

Thời điểm này, lĩnh vực phục vụ cho ngành chăn nuôi đang bị các doanh nghiệp nước ngoài thâu tóm, trong đó có lĩnh vực thuốc thú y, vaccine. Đặc biệt, thị trường vaccine cho chăn nuôi tăng trưởng mạnh mẽ đặc biệt sau dịch cúm gia cầm năm 2003-2004, và nhiều loại bệnh khác như lở mồm long móng, heo tai xanh… khiến thị trường này càng tăng trưởng.

Không chỉ thuốc thú y và vaccine, Anova còn hướng đến thức ăn gia súc và chăn nuôi với chiến lược được định hướng theo mô hình 3F – từ trang trại đến bàn ăn (Feed – Farm – Food). Thức ăn chăn nuôi được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo nguồn thịt sạch. Giống vật nuôi được chọn lọc kỹ, an toàn, không nhiễm bệnh. Cuối cùng, Anova sẽ sử dụng sản phẩm chăn nuôi để đưa vào chế biến thành đến người .

"Trong 10 năm tới, Anova sẽ đóng góp lớn cho nền nông nghiệp Việt Nam bằng cách tăng hiệu suất cho chăn nuôi, tạo nên một chuỗi thực phẩm sạch có thể truy xuất được nguồn gốc toàn diện, giá trị gia tăng cao trong nông nghiệp”, ông Nhơn đặt mục tiêu.

Và tất nhiên, con đường để tiến tới mục tiêu đó cũng sẽ như cách ông từng làm trước đây – mượn sức của những người khổng lồ. Năm ngoái, IFC thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới, đã đầu tư 340 tỉ đồng (tương đương khoảng 15 triệu USD) dưới hình thức trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 5 năm cho một trong những công ty trực thuộc tập đoàn Anova là CTCP Thức ăn Chăn nuôi Anova (Anova Feed) để mở rộng hoạt động sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Cũng trong năm đó, Anova cũng bắt tay với Kerry Group (Ireland) đầu tư sản xuất sữa bột dành cho trẻ em – Anka Milk. Đây là một trong những chiến lược để hiện thực hóa chiến lược phát triển nhóm sản phẩm sạch mới của tập đoàn, gồm thịt, cá, trứng, sữa. Trước đó, Anova cũng đã đầu tư vào thị trường chăn nuôi heo an toàn với sự ra đời của 1 công ty hoạt động trong lĩnh vực về trang trại chăn nuôi, quy mô hiện tại bao gồm 1 trại nái 2.400 con và 1 trại thịt 12.000 con.

Còn tương lai của Novaland? “Novaland sẽ trở thành một tập đoàn kinh tế tư nhân hùng mạnh của Việt Nam. Khi nhắc đến Nhật Bản người ta thường nhắc đến Honda, Toyota. Khi nhắc đến Hàn Quốc người ta nói đến Huyndai, Samsung. Đây là những cái tên mang đến sự phồn thịnh của quốc gia đó và tôi muốn rằng khi nhắc đến Việt Nam, tôi muốn rằng Novaland cũng là cái tên mang lại sự phồn thịnh, kiến tạo những cộng đồng nhân văn cho người dân Việt Nam”, ông Nhơn nói.

Theo ông Nhơn, chiến lược phát triển của Novaland trong thời gian là chia thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 tập trung vào phân khúc căn hộ trung và cao cấp, cung cấp 5.000 ngôi nhà cho thị trường. Giai đoạn 2, bên cạnh việc tiếp tục phát triển căn hộ, Novaland sẽ phát triển bất động sản thương mại, văn phòng khách sạn du lịch nghỉ dưỡng, những sản phẩm mang lại dòng tiền hàng ngày cho tập đoàn. Giai đoạn 3, phát triển khu đô thị và Novaland sẽ tự làm các hạng mục hạ tầng hiện đại để kết nối.

Cùng trồng cây và cùng hái quả

“Cử nhân Nông nghiệp. Tốt nghiệp khóa Executive MBA, HSB-TUCK, Đại học Dartmouth, Hoa Kỳ. Là một trong những chủ doanh nghiệp tư nhân đầu tiên tại TP.HCM từ những năm 1980. Thành viên Tổ chức doanh nhân thế giới ( YPO – WPO )”. Đây là những dòng thông tin ít ỏi về ông Bùi Thành Nhơn trên mạng intenet khổng lồ. Nó cũng quá ít ỏi so với một doanh nghiệp lớn như Novaland hay Anova.

Trước khi thực hiện bài viết này người viết đã gửi thư điện tử xin được phỏng vấn, nhưng đáp lại là một lời từ chối rất khiêm tốn. “Cho anh thêm thời gian, anh vẫn chưa có gì nhiều để nói”.

“Anh Nhơn khi nào nhìn cũng lịch lãm. Mặc dù làm bất động sản, lĩnh vực bề nổi nhưng anh ấy rất khiêm tốn, không khoe khoang”, ông Nguyễn Bá Dương, Chủ tịch công ty Coteccons nhận xét về ông chủ tập đoàn Novaland.

Không chỉ không muốn đề cao chính mình, quan điểm này được ông Bùi Thành Nhơn xây dựng nên thành một nét văn hóa riêng tại Novaland và cả Anova.“Tại Novaland, chúng ta không xây dựng thương hiệu cá nhân, chúng ta xây dựng đội ngũ, và đội ngũ xây dựng thương hiệu. Sự đóng góp và ý thức gìn giữ của các bạn sẽ được ghi nhận. Những hành vi đi ngược lại với văn hoá ứng xử sẽ làm tổn hại đến thương hiệu và sẽ bị loại trừ”, ông Nhơn viết trong lời mở đầu giới thiệu về bộ quy tắc ứng xử của Novaland.

Mặc dù khó thể định lượng, nhưng có thể nói chính bộ quy tắc ứng xử và giá trị cốt lõi ở Novaland là một trong những yếu tố đã tạo nên uy tín cho tập đoàn này trên thị trường bất động sản. Nếu khách hàng nào đã từng gặp và làm việc với nhân viên của họ, thì có thể thấy rằng, ở họ không có khái niệm bán hàng bằng mọi giá.

Theo ông Bùi Thành Nhơn, giá trị cốt lõi của Novaland có điểm tương đồng với các nguyên tắc của đất nước Singapore. Đất nước Singapore được cố Thủ tướng Lý Quang Diệu gầy dựng thành công vượt trội dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản, đó là Trọng dụng nhân tài, Thực dụng và Trung thực. Gần với 3 nguyên tắc đó, về Trung thực, Novaland có Chính trực; về Thực dụng – Novaland có Hiệu quả; về Trọng dụng nhân tài –Novaland có những con người Chuyên nghiệp.

“Tuy sự so sánh giữa một Tập đoàn và một quốc gia dù chưa chuẩn về mặt tầm vóc nhưng nó mang lại cho chúng ta sự tự tin rằng chúng ta đã định hướng đúng. Lịch sử đã chứng minh sự thành công của Singapore và Novaland cũng sẽ đạt được hoài bão của mình”, ông Nhơn viết trong bộ quy tắc ứng xử.

Nghiêm khắc trong điều hành nhưng ông Bùi Thành Nhơn lại có quan điểm rất nhân văn trong việc sẻ chia lợi ích – một vấn đề muôn thuở giữa các ông chủ và nhân viên. “Tôi muốn nói rằng với cả nhân viên và cả cùng đối tác là chúng ta hãy cùng nhau trồng cây và cùng nhau hái quả”, ông Nhơn nói trong một sự kiện của tập đoàn này.

Có lẽ những nhân viên của Novaland là những người hiểu rõ nhất về quan điểm ấy của ông chủ mình. Trong dịp kỷ niệm 24 năm ngày thành lập tập đoàn mới đây, 2.400 nhân viên của Novaland như vỡ òa khi TGD của Novaland công bố khoản thưởng lên đến 10 triệu đồng cho mỗi nhân viên.

Nguyễn Hùng/Nhà quản lý

Tags:
3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Con đường khởi nghiệp và những điều cần biết
(Tieudung.vn) Khởi nghiệp luôn là một giấc mơ cháy bỏng của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên,...
 
Thêm 9 dự án vào chung kết cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp xanh
(Tieudung.vn) Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh Phát triển bền vững lần 10...
 
Lộ diện 13 dự án đầu tiên vào chung kết cuộc thi ý tưởng, dự án khởi nghiệp
(Tieudung.vn) Vòng bán kết Cuộc thi Ý tưởng/Dự án khởi nghiệp xanh Phát triển bền vững lần 10...

Thương hiệu

Lý giải chiến thắng lớn của Xanh SM tại Better Choice Awards 2024
(Tieudung.vn) Việc Xanh SM được vinh danh lần thứ hai liên tiếp tại Better Choice Awards với giải thưởng...
 
Tân Hiệp Phát: Hành trình 3 thập kỷ kiên tâm phụng sự cộng đồng
(Tieudung.vn) Trong suốt 3 thập kỷ, Tân Hiệp Phát nỗ lực không ngừng với khát vọng trở thành doanh...
 
VinBrain bứt tốc tại thị trường nội địa trong nửa cuối 2024
(Tieudung.vn) Ngày 17/9 Công ty Cổ phần VinBrain, startup AI công nghệ y tế được đầu tư bởi...

Tin Doanh nghiệp

Đề xuất chủ hộ kinh doanh đã đóng BHXH bắt buộc được giải quyết chế độ
(Tieudung.vn) Bộ LĐTB&XH đề xuất ghi nhận thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc trước...
 
Lý giải chiến thắng lớn của Xanh SM tại Better Choice Awards 2024
(Tieudung.vn) Việc Xanh SM được vinh danh lần thứ hai liên tiếp tại Better Choice Awards với giải thưởng...
 
Khởi động chương trình
(Tieudung.vn) Sáng nay (ngày 4/10), tại Công ty Cổ phần Bình Điền Ninh Bình, nhằm hỗ trợ khắc phục...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.40210 sec| 940.188 kb