Thứ 5, 10/10/2024, 11:35 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Vì sao nồi cơm điện nấu cơm bị sống? Cách khắc phục đơn giản

Vì sao nồi cơm điện nấu cơm bị sống? Cách khắc phục đơn giản
(Tieudung.vn) - Việc nấu cơm bằng nồi cơm khiến không ít chị em nội trợ đã gặp trường hợp cơm nấu không chín, có hạt chín có hạt sống, sượng, mà không biết nguyên nhân do đâu? Cùng tham khảo ngay bài viết này nhé.

Lượng nước nấu cơm quá ít

Vì sao nồi cơm điện nấu cơm bị sống? Cách khắc phục đơn giản

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Lượng nước nấu cơm quá ít sẽ khiến cơm dễ bị khô, sượng và chín không đều.

Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể dùng cốc đong gạo đi kèm với nồi và thêm nước theo vạch trong nồi. Mỗi loại gạo sẽ cần một lượng nước khác nhau nên bạn hãy xem kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi nấu.

Nguồn điện không ổn định

Nếu bạn đã cắm điện nhưng cơm vẫn không được nấu chín thì rất có thể là do dây điện bên trong bị đứt. Hoặc nếu đèn báo hiệu sáng nhưng nồi không nóng thì có thể do cầu chi hoặc công tắc của nồi bị hỏng.

Lúc này, bạn hãy mang nồi cơm điện ra trung tâm bảo hành hoặc cửa hàng để sửa chữa nhé!

Mâm nhiệt có vấn đề

Nếu như mâm nhiệt bị hỏng sẽ khiến nồi bị hạ nhiệt đột ngột, từ đó cơm sẽ bị sống, sượng. Bên cạnh đó, mâm nhiệt bị bẩn cũng khiến mâm nhiệt không hoạt động hiệu quả.

Khi đó, bạn hãy lau sạch mâm nhiệt và lòng nồi rồi mới tiến hành nấu cơm.

Đáy nồi bị móp

Nếu lòng nồi hoặc đáy nồi bị móp thì bề mặt của nồi sẽ tiếp xúc với mâm nhiệt kém, dẫn đến tình trạng cơm bị sống.

Lúc này, bạn nên mua nồi cơm điện mới để nấu được những bữa cơm thơm ngon, chất lượng.

3 mẹo khác giúp khắc phục nồi cơm điện nấu bị sống

Sử dụng nước sôi

Trường hợp nên áp dụng: Khi toàn bộ cơm trong nồi bị sống, chưa chín.

Lưu ý: Không được dùng nước lạnh để nấu lại cơm sống, vì nước lạnh khiến gạo/cơm sống không nở được luôn mà sẽ dần dần ngậm nước khiến hạt cơm phình ra và bị nhão.

Các bước thực hiện:

Đun sôi nước 

Đổ từ từ nước sôi vào nồi cơm cho đến khi nước ngập gạo, vừa đổ vừa đảo đều cơm sống trong nồi. 

Cắm lại nồi và ấn lại nút Nấu/Cook

Sau khoảng 20 - 30 phút, nồi chuyển sang chế độ ủ ấm, hãy mở nồi kiểm tra cơm xem chín hay chưa

Sử dụng nồi hấp 

Trường hợp nên áp dụng: Khi một phần cơm bị sống (ví dụ như phần cơm trên cùng, ở giữa,...)

Các bước thực hiện:

Xới cho tơi phần cơm

Cho lên xửng hấp và dàn đều cơm

Đổ nước khoảng ⅓ lòng nồi

Hấp với lửa vừa trong vòng khoảng 15 phút - quá trình này sẽ giúp những hạt cơm bị sượng sẽ nở đều hơn

Lưu ý: Tránh việc mở nắp nồi khi hấp vì sẽ làm nồi cơm mất hơi và không khắc phục được tình trạng nồi cơm điện nấu bị sống.

Sử dụng lò vi sóng

Trường hợp nên áp dụng: Khi nồi cơm điện tử nấu không chín khiến một phần cơm bị sống, hạt cơm vẫn còn nước, không bị quá khô 

Các bước thực hiện:

Đặt cơm chưa chín vào bát, lưu ý sử dụng bát chất liệu thủy tinh, nhựa chuyên dụng cho lò vi sóng, gốm sứ hoặc bát gỗ để đảm bảo an toàn. 

Lấy 2 tờ khăn vải xô hoặc khăn chuyên dụng, ngâm vào nước sạch, vắt 1/5 lượng nước lên cơm

Đặt bát cơm vào lò vi sóng, đậy kín bát cơm bằng 2 tờ khăn giấy đó 

Bật lò vi sóng khoảng 2 phút và kiểm tra lại, nếu hạt cơm nở đều, mềm dẻo là cơm đã chín.

Tags:
3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.65449 sec| 825.266 kb