Trứng gà là một món ăn bổ dưỡng, được sử dụng thường xuyên của mọi người, mọi gia đình. Trứng gà giàu vitamin A, D, E, B1, B6, B12; canxi, mangiê, sắt, kẽm... và nhiều loại acid amin cần thiết cho hệ miễn dịch. Lòng đỏ trứng rất tốt đối với đại não, với hệ thần kinh. Lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp. Chất lecithin trong trứng có tác dụng trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do tăng cholesterol. Dưới đây là một số món ăn thuốc từ trứng gà.
Phụ nữ mang thai
Động thai, ra huyết: Dùng 2 quả trứng gà đập vỡ hòa với bạch phấn hơi sền sệt và ăn.
Phụ nữ mang thai bị rong huyết: Dùng 14 lòng đỏ trứng gà pha rượu nấu đặc, uống tới khi khỏi bệnh thì dừng.
Thai phụ đi lỵ đau quặn: Dùng một trứng gà đen chọc thủng một lỗ để lòng trắng chảy ra hết, còn lại lòng đỏ thêm vào 4gr hoàng đơn chính, lấy giấy gắn kín miệng nướng khô rồi tán nhỏ, mỗi lần uống 1 gr với nước cơm.
Người bị bỏng
Người bị bỏng lấy một lòng đỏ trứng gà nấu dầu bỏ thêm 4gr khinh phấn, trộn đều, phết lên chỗ bỏng 3-5 ngày sẽ khỏi hẳn, không để lại vết sẹo.
Đặc biệt, trứng gà có thể chia làm hai phần, công dụng của mỗi phần cũng khác nhau. Phần lòng đổ trứng gà khí hơi ôn. Nếu cùng giấm thanh ăn chữa được chứng sản hậu vì hư mà thành đi lỵ (người đẻ rồi đi lỵ).
Chữa ợ nóng
Y học hiện đại cho rằng chất Lecithin có trong lòng đỏ trứng gà có thể hình thành một lớp không thấm nước (Hydrophobic layer – dạng như tấm lưới lọc) trên bề mặt niêm mạc dạ dày, có tác dụng bảo vệ rất mạnh và chống vi khuẩn xâm nhập. Sau khi cho vào nước (trứng được trần qua nước sôi), trứng sẽ mềm hơn, giúp dạ dày dễ tiêu hóa, có thể giảm gánh nặng cho dạ dày, hỗ trợ làm liền vết loét, tốt cho việc làm lành các ổ bệnh bị viêm loét.
Chữa lạnh tử cung
Chuẩn bị 300g cải cúc, 4 quả trứng gà, 30g gừng tươi, tiêu, dầu, muối. Đầu tiên cho trứng vào chén rồi đánh đều, cắt nhỏ gừng tươi, sau đó cho thêm tiêu, gừng, dầu, muối. Cho một ít dầu ăn vào và chiên hỗn hợp trứng thành bánh trứng, cắt thành hai nửa rồi thêm nước vào nấu khoảng 10 phút, cuối cùng cho cải cúc vào, nấu 3-5 phút, nêm nếm vừa ăn. Nếu cải cúc đắng quá thì có thể cho một chút đường.
Trong cuốn “Cương mục” có viết: “Cải cúc, tính ấm, đuổi lạnh, trừ thấp.” Đối với phụ nữ bị lạnh tử cung kinh nguyệt không đều hoặc khó mang thai, cải cúc có thể làm ấm, trị đau tử cung, kết hợp cải cúc với a giao còn có tác dụng làm ấm tử cung và cầm máu. Cần chú ý là người bị âm hư máu nóng không được dùng.