Lười vận động
Những công việc đặc thù phải ngồi hoặc đứng nhiều như nhân viên văn phòng, tài xế xe đường dài... thường có nguy cơ bệnh giãn tĩnh mạch tinh hơn những người khác. Bệnh này gây ra tình trạng rối loạn chức năng của tinh hoàn, trong đó có khả năng sản xuất nội tiết tố nam.
Lối sống tĩnh tại, ít vận động còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, nội tiết... Về lâu dài, chúng có thể biến chứng lên mạch máu và thần kinh vùng sinh dục.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Lạm dụng rượu bia, thuốc lá
Sử dụng rượu bia, thuốc lá trong thời gian ngắn và liều lượng thấp có thể gây hưng phấn, giúp giải tỏa căng thẳng. Tuy nhiên, sử dụng quá liều thì lại ức chế thần kinh và tâm lý, dẫn đến rối loạn cương hay rối loạn xuất tinh.
Nghiện rượu và thuốc lá còn làm suy giảm hoạt động của tinh hoàn, giảm chất lượng tinh trùng và nội tiết tố nam, tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mạn tính về tim mạch, hô hấp, chuyển hóa...
Lạm dụng đường
Lạm dụng đường làm tăng nguy cơ béo phì, tăng huyết áp, cholesterol cao - những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh tim mạch. Nam giới vốn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn nữ giới, nên việc lạm dụng đường càng làm tăng thêm nguy cơ này. Lạm dụng đường fructose làm tăng sản xuất acid uric trong máu, là nguyên nhân chính gây bệnh gout. Gout gây đau đớn, viêm khớp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Đường, đặc biệt là đường fructose, làm giảm testosterone - hormone quan trọng quyết định sức khỏe sinh lý nam giới. Tiêu thụ quá nhiều đường còn gây béo phì, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2, đều là những yếu tố bất lợi cho "chuyện ấy".
Nạp quá nhiều chất béo có hại
Nạp quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa, có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe nam giới, bao gồm ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, béo phì và ảnh hưởng đến chức năng sinh sản.
Nghiên cứu cho thấy nam giới béo phì có số lượng và chất lượng tinh trùng thấp hơn, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Béo phì và các bệnh lý liên quan như tiểu đường, tim mạch có thể gây rối loạn cương dương. Chất béo chuyển hóa cũng có thể làm suy giảm trí nhớ ở nam giới, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.
Phụ thuộc vào đồ ăn chế biến sẵn
Thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa và natri, góp hần làm tăng cholesterol xấu, huyết áp cao và nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Lượng đường cao trong nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn có thể dẫn đến kháng insulin và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Hàm lượng chất xơ thấp và các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như táo bón, đầy hơi. Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ nhiều thực phẩm chế biến sẵn với tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng.
Thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều chất béo bão hòa và chất bảo quản có thể làm suy giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản: Các chất béo không lành mạnh và phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu, góp phần gây ra rối loạn cương dương. Chế độ ăn uống không lành mạnh với nhiều thực phẩm chế biến sẵn có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng nội tiết tố, dẫn đến giảm ham muốn.
Ăn quá nhiều đồ ăn
Tiêu thụ quá nhiều thức ăn không chỉ dẫn đến tăng cân mà còn khiến nam giới rơi vào tình trạng sụt giảm năng lượng nghiêm trọng, từ đó gây suy giảm sinh lý.
Bên cạnh cảm giác uể oải, việc ăn nhiều carbohydrate tinh chế (như bánh mì trắng và ngũ cốc có đường) sẽ nhanh chóng làm tăng lượng đường trong máu. Cơ thể bạn cố gắng chống lại bằng cách tiết ra nhiều insulin hơn, đây cũng là tình trạng có liên quan đến mức testosterone thấp.