Gây hôi miệng
Hơi thở là một nơi bạn có thể nhận ra tác động của việc ăn hành. Nguyên nhân là do phần lớn các hợp chất sulfur được chuyển hóa ở gan, do đó bạn có thể thở ra hơi thở có mùi của sulfur. Việc hơi thở có mùi có thể nhận thấy ngay sau khi ăn hành và có thể kéo dài đến khi hành được tiêu hóa hết.
Tỏi (cũng cùng họ với hành) có thể gây tác dụng tương tự. Nếu bạn muốn tránh hôi miệng do hành tây thì chỉ có cách là không ăn chúng. Nếu bạn còn hút thuốc thì sẽ còn làm hơi thở vốn có mùi hành trở nên tệ hơn. Việc ăn dứa và cà rốt vào cuối bữa ăn sẽ giúp tiêu hóa hành nhanh hơn và làm giảm tác dụng phụ của các hợp chất lưu huỳnh đến hơi thở của bạn.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Gây hạ huyết áp
Hành tây có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế những người mắc bệnh huyết áp thấp không nên ăn.
Gây trào ngược axit
Một vài loại thực phẩm có thể kích thích các triệu chứng ở những người bị trào ngược axit dạ dày (cấp tính hay mạn tính). Nếu bạn hay bị ợ nóng hoặc bị GERD (bệnh trào ngược axit dạ dày thực quản) thì chế độ ăn của bạn không nên bao gồm hành tây.
Hành tây có thể gây ra những tác dụng phụ như gia tăng tình trạng ợ nóng, là cảm giác nóng rát ở ngực, đau họng, và có vị của dịch vị dạ dày trong miệng. Điều này có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến giấc ngủ. Trong nhiều trường hợp, GERD còn có thể dẫn đến những vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng hơn.
Các thực phẩm phổ biến khác gây ra ợ nóng và các triệu chứng GERD bao gồm trái cây họ cam quýt, tỏi, thực phẩm chiên và cay, rượu và nước sốt cà chua. Nếu bạn bị ợ nóng do ăn hành thì bạn có thể sử dụng thuốc kháng acid để giảm thiểu triệu chứng. Trong trường hợp, những cơn ợ nóng thường xuyên xảy ra thì bạn nên đi khám bác sĩ.
Thay đổi mùi cơ thể
Ngoài việc gây hôi miệng khi ăn hành tây sống thì cơ thể phân hủy các hợp chất lưu huỳnh có trong hành tây, chúng có thể phản ứng với mồ hôi trên da, tạo ra thứ thường được coi là mùi cơ thể khó chịu.
Ngộ độc thực phẩm
Cơ quan y tế Hoa Kỳ đã phát hiện một số đợt bùng phát vi khuẩn salmonella và các vi khuẩn khác liên quan đến hành tây nguyên củ và thái hạt lựu. Những đợt bùng phát như thế này hiếm khi xảy ra ở hành tây vì lớp vỏ bên ngoài của chúng có thể bảo vệ khỏi bị nhiễm bẩn và quá trình sấy khô hành tây để chuẩn bị đưa ra thị trường càng làm giảm nguy cơ phát triển của vi khuẩn. Để giảm bớt rủi ro hơn nữa, hãy bảo quản hành tây đã cắt trong tủ lạnh.
Những thực phẩm kỵ hành tây
Rong biển: Hành tây khá dồi dào Axit oxalic, khi ăn hoặc nấu chung với rong biển chứa nhiều Canxi, I-ốt sẽ tạo thành Canxi-Oxalate, tăng nguy cơ hình thành sỏi trong thận. Nên đừng nấu hành tây với rong biển.
Cá: Cá chứa nhiều dưỡng chất, rất giàu protein, cực tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp với hành tây, chất có trong hành tây làm cho protein của cá bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày, không những làm giảm lượng Protein, dưỡng chất trong cả 2 loại thực phẩm mà còn gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.
Hành tây khá dồi dào Axit oxalic, khi ăn hoặc nấu chung với rong biển chứa nhiều Canxi, I-ốt sẽ tạo thành Canxi-Oxalate, tăng nguy cơ hình thành sỏi trong thận. Nên đừng nấu hành tây với rong biển. Ảnh minh họa: Internet
Mật ong: Người nội trợ khi nấu ăn hoặc làm đồ uống dinh dưỡng với hành tây, tuyệt đối không cho thêm mật ong vào món ăn, đồ uống. Bởi sự kết hợp tưởng chừng vô hại này có thể tạo ra chất gây tổn thương cho vùng mắt, nếu ăn lượng lớn, người dùng có thể bị mù. Cho nên, để bảo vệ mắt, khi chế biến món ăn, món nào đã dùng mật ong thì không dùng thêm hành tây và ngược lại.
Tôm: Kết hợp tôm với hành tây sẽ tạo ra Canxi-Oxalate, chất này tích tụ lâu dài sẽ gây bệnh sỏi thận. Do đó, khi nấu ăn, bạn nên chú ý không nấu chung tôm với hành tây.