Thứ 5, 25/07/2024, 20:05 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cần chứng minh tính hiệu quả khi áp thuế TTĐB cho đồ uống có đường

Cần chứng minh tính hiệu quả khi áp thuế TTĐB cho đồ uống có đường
(Tieudung.vn) - Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt áp cho đồ uống có đường đang gây tranh cãi với nhiều ý kiến trái chiều. Trong khi mục tiêu của chính sách này là nhằm giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì, các nghiên cứu và ý kiến của chuyên gia cho thấy cần được đánh giá toàn diện, chứng minh tính hiệu quả để tránh có thể tác động xấu đến nền kinh tế.

Gia tăng thêm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp

Việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) lên đồ uống có đường tại Việt Nam đang nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Trong đó, có quan điểm cho rằng việc áp thuế TTĐB lên đồ uống có đường không giúp đạt mục tiêu sức khỏe và kinh tế mà thậm chí còn gây thiệt hại lớn cho nhiều ngành phụ trợ và nền kinh tế nói chung.

Theo Báo cáo Nghiên cứu của CIEM về đánh giá tác động kinh tế - của thuế TTĐB, nếu bổ sung nước giải khát có đường vào diện chịu thuế TTĐB với mức thuế suất 10%, nền kinh tế sẽ phải gánh chịu thiệt hại lên tới 880,4 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Phụng - Ủy viên Thường vụ BCH Hiệp hội Kế toán & Kiểm toán Việt Nam tại "Hội thảo khoa học Các bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam: nguyên nhân và khuyến nghị các giải pháp phòng chống", do Hội Giáo dục Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam tổ chức (VACHE) quan ngại về việc áp thuế TTĐB đối với nước giải khát không giúp đạt mục tiêu tăng ngân sách quốc gia, mà ngược lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến ngành nước giải khát, các ngành công nghiệp phụ trợ có liên quan như ngành mía đường, bán lẻ, bao bì, và hậu cần.   

Cần chứng minh tính hiệu quả khi áp thuế TTĐB cho đồ uống có đường

Dự thảo Luật thuế TTĐB áp cho đồ uống có đường đang gây tranh cãi với nhiều ý kiến trái chiều. Ảnh minh họa

Doanh nghiệp hiện nay đang phải gánh chịu cùng lúc rất nhiều loại thuế và chi phí như: thuế giá trị gia tăng, thuế xuất nhập khẩu, phí tái chế, xử lý chất thải, các loại chi phí để thực hiện các trách nhiệm kiểm kê khí nhà kính, phí đối với khí thải, phí nước thải (đang chuẩn bị bổ sung). Các loại chi phí này sẽ gia tăng thêm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp rất lớn, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp còn đang vật lộn với quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19 và sự khó khăn chung của kinh tế toàn cầu.

Tranh cãi về tính hiệu quả trong cải thiện toàn dân

Bộ Tài chính nêu nguyên nhân đề xuất đánh thuế TTĐB đối với đồ uống có đường, với mục đích kiểm soát thừa cân béo phì, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, tính hiệu quả của đề xuất này hiện chưa đủ sức thuyết phục.

Thứ nhất: không có đủ bằng chứng khoa học cho thấy nước giải khát là nguyên nhân trực tiếp gây thừa cân béo phì.

PGS.TS.BS. Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, những lý do chính gây ra thừa cân béo phì bao gồm chế độ dinh dưỡng không hợp lý (tiêu thụ nhiều có hàm lượng calo cao), thiếu vận động thể chất, do di truyền hoặc nội tiết.

Cần chứng minh tính hiệu quả khi áp thuế TTĐB cho đồ uống có đường

Các chuyên gia cho rằng chưa có đủ cơ sở khoa học và thực tiễn để chứng minh việc áp thuế TTĐB với đồ uống có đường sẽ giúp giảm tình trạng thừa cân béo phì. Ảnh minh hoạ

Một của Viện dinh dưỡng đã chỉ ra rằng, tại Việt Nam, tỷ lệ thừa cân béo phì ở học sinh khu vực thành thị cao hơn nhiều so với học sinh ở khu vực nông thôn (lần lượt là 41,9% và 17,8%) nhưng tỷ lệ tiêu thụ nước ngọt ở mức độ thường xuyên của trẻ em khu vực thành thị lại thấp hơn mức tiêu thụ của trẻ em ở khu vực nông thôn (lần lượt là 16,1% và 21,6%).

Thứ hai, việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát không đảm bảo giải quyết được các bệnh không lây nhiễm, bao gồm thừa cân béo phì.

Cụ thể, ông Nguyễn Văn Phụng cho biết, nếu đánh thuế đối với mỗi nước giải khát có đường thì người vẫn có thể chuyển đổi sang các thực phẩm thay thế khác, mà những thực phẩm thay thế này cũng có thể là nguyên nhân của các bệnh không lây nhiễm. Công cụ thuế trong trường hợp này khó mà thay đổi hành vi , thậm chí còn có thể tạo điều kiện cho các hàng hoá buôn lậu, các thực phẩm đường phố không được kiểm soát về chất lượng.

Bà Nguyễn Minh Thảo - Trưởng ban Nghiên cứu môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), cho rằng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức, việc áp thuế TTĐB lên đồ uống có đường cần được xem xét kỹ lưỡng để tránh những hệ lụy không mong muốn. Chính phủ cũng cần cân nhắc kỹ lưỡng các yếu tố kinh tế - xã hội và đưa ra các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng mà không gây thiệt hại cho nền kinh tế.

Tags:
3.5 25 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Giải cơn “khát vốn” cho doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ
(Tieudung.vn) Với trên 5 triệu hộ kinh doanh cá thể và gần 800.000 doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ đang...
 
Tín dụng chính sách, điểm tựa lập nghiệp của thanh niên
(Tieudung.vn) Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, hàng nghìn thanh niên trên địa bàn Hà Nội có vốn...
 
Phát động cuộc thi dự án khởi nghiệp xanh lần thứ 10/2024
(Tieudung.vn) Ngày ngày 21/3, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN...

Thương hiệu

Nestlé MILO đồng hành cùng Đoàn thể thao Việt Nam tham dự Olympic và Paralympic Paris 2024
(Tieudung.vn) Tại Lễ xuất quân Đoàn thể thao Việt Nam (TTVN) tham dự Olympic Paris 2024 do Bộ Văn...
 
TTC Sugar có Chủ tịch HĐQT mới
Bà Đặng Huỳnh Ức My, con gái của bà Huỳnh Bích Ngọc đã thay mẹ mình giữ chức Chủ...
 
Trân Châu Beach & Resort ra mắt Thương hiệu và Cửa hàng Trà sữa Tacerla Tea House
(Tieudung.vn) Tiếp nối thành công của thương hiệu cà phê Tacerla Premium Coffee, sáng ngày 09/07/2024, Trân Châu Beach...

Tin Doanh nghiệp

Nhiều cơ sở sản xuất nước uống đóng chai, đá dùng liền ở Hà Nội bị xử phạt
(Tieudung.vn) Thanh tra Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành các quyết định xử phạt vi phạm hành...
 
Thêm 2 thương nhân phân phối
(Tieudung.vn) Bộ Công Thương vừa phát đi thông tin thu hồi giấy phép 2 doanh nghiệp là thương nhân...
 
Cần chứng minh tính hiệu quả khi áp thuế TTĐB cho đồ uống có đường
(Tieudung.vn) Dự thảo Luật thuế tiêu thụ đặc biệt áp cho đồ uống có đường đang gây tranh cãi...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.43047 sec| 852.133 kb