Thứ 5, 21/11/2024, 19:15 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nỗ lực mang y học Singapore đến Việt Nam

Nỗ lực mang y học Singapore đến Việt Nam
(Tieudung.vn) - Bệnh viện FV phối hợp với các chuyên gia trong nước, quốc tế triển khai chiến lược “Mang y học Singapore đến Việt Nam”, khởi động với chương trình “Tiếp cận và điều trị toàn diện ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ”.

Hội thảo "Mang y học Singapore đến Việt Nam" thu hút hơn 300 bác sĩ Nội tổng quát, Răng hàm mặt, Tai mũi họng, Ngoại Tổng quát và Dinh duỡng… đến tham dự. Hội thảo nhận được nhiều sự quan tâm và đánh giá cao về tính chuyên nghiệp trong tổ chức cũng như chất lượng nội dung của các bài từ bác sĩ tham dự, nổi bật trong số đó là bài trình bày của bác sĩ Barrie Tan.

Đến với hội thảo, bác sĩ Barrie Tan – Chuyên gia phẫu thuật Tai Mũi Họng và Đầu cổ, Gleneagles, Singapore trình bày về “Phẫu thuật tai và cấy ghép thính giác – công nghệ và xu hướng ”. Bác sĩ Barrie Tan đã cập nhật những kỹ thuật cao trong điều trị rối loạn khả năng nghe. Bài trình bày của ông được đánh giá cao bởi đây là một lĩnh vực điều trị còn khá mới mẻ tại Việt Nam.

Nỗ lực mang y học Singapore đến Việt Nam

Bác sĩ Barrie Tan – Chuyên gia phẫu thuật Tai Mũi Họng và Đầu cổ, Bệnh viện Gleneagles, Singapore

Sự góp mặt quan trọng của bác sĩ Barrie Tan đã khẳng định cho nỗ lực và chiến lược “mang y học Singapore đến Việt Nam” mà Bệnh viện FV đang thực hiện. ​ ​

Tại hội thảo lần này, các chuyên gia đã cùng đưa ra nhiều phương pháp điều trị mới và toàn diện nhất cho căn bệnh nguy hiểm “ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ”.

Trong bài báo cáo, Tiến sĩ, bác sĩ Võ Công Minh – Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Bệnh viện FV, cho biết một thống kê gần đây ở Việt Nam cho thấy 8,5% dân số mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Đây là căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy như , tiểu đường, tim mạch, đột quỵ, tăng tỉ lệ tai nạn lao động, tai nạn giao thông, giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỉ lệ tử vong lên gấp 3 lần trong 5 năm.

TS.BS. Võ Công Minh khẳng định do bệnh ngưng thở khi ngủ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau như thay đổi về lối sống, thừa cân, béo phì và các bệnh lý mạn tính khác, nên để có được hiệu quả điều trị tối ưu phải phối hợp đa chuyên khoa, đa phương pháp.

Nỗ lực mang y học Singapore đến Việt Nam

Hội thảo "Mang y học Singapore đến Việt Nam" có sự tham dự của gần 300 bác sĩ đến từ 25 bệnh viện của 9 tỉnh thành phía Nam

Đối với chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, trước tiên bệnh nhân cần được các bác sĩ Tai Mũi Họng tầm soát và đánh giá đường hô hấp trên thông qua kiểm tra kết quả đa ký khi ngủ, được thực hiện dưới 12 tháng hoặc khám tai mũi họng toàn diện và nội soi.

Ngoài ra, các phương pháp khảo sát khác cũng có thể được áp dụng như X-ray, Fluoroscopy, CT Scan, MRI, Đo phân tích sọ mặt hay phương pháp CT scan cone beam 3D cho phép đo đạc thể tích toàn bộ đường hô hấp trên – đây là phương pháp mới nhất mới được Bệnh viện FV triển khai. Từ kết quả tầm soát, các bác sĩ sẽ dựa vào chỉ số AHI (chỉ số ngưng thở khi ngủ) để chỉ định phẫu thuật cho bệnh nhân hay là điều trị nội khoa.

Một nguyên nhân khác của hội chứng ngưng thở khi ngủ cũng có thể do cấu trúc xương hàm phát triển bất thường (lùi hàm), gây hẹp hoặc tắc đường thở khi ngủ. Và như vậy, việc điều trị hội chứng này sẽ cần có thêm sự tham gia của chuyên gia phẫu thuật hàm mặt.

“Trong thời gian tới, FV sẽ đưa thêm kĩ thuật kích thích điện thần kinh hô hấp trên để điều trị hội chứng ngưng thở khi ngủ”, bác sĩ Võ Công Minh cho biết.

Tags:
4.4 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.33341 sec| 785.063 kb