Theo hãng tin TASS, kênh truyền hình CNN cho hay, các quan chức Nga nói với kênh này rằng họ đang hướng đến mục tiêu đến ngày 10/8 hoặc sớm hơn sẽ phê duyệt vaccine ngừa Covid-19 do Viện Gamaleya có trụ sở tại Moscow tạo ra. Vaccine này sẽ được cấp phép sử dụng trong cộng đồng và các nhân viên y tế tuyến đầu sẽ được tiêm đầu tiên. Bộ Y tế Nga chưa xác nhận ngày phê duyệt vaccine COVID-19 trong tháng 8.
Theo hãng tin này, Người đứng đầu RDIF Kirill Dmitriev tỏ ra tự tin về Nga sẽ là nước đầu tiên có vaccine ngừa Covid-19. “Các nhà khoa học của chúng tôi không tập trung vào việc là người đầu tiên có vaccine mà là bảo vệ con người”, ông này nói.
Nga tuyên bố sẽ có vaccine COVID-19 trong đầu tháng 8
Trước đó, Bộ Y tế Nga ngày 27/7 cho biết, giai đoạn thứ 2 của các thử nghiệm lâm sàng về vaccine ngừa Covid-19 do Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi trùng học Gamaleya phát triển đã sắp hoàn tất. Theo Bộ Y tế Nga, việc đăng ký vaccine trên của Nga sẽ được giải quyết sau khi các thử nghiệm kết thúc.
Giám đốc Trung tâm Alexander Gintsburg trước đó cho biết Trung tâm đã lên kế hoạch kết thúc giai đoạn thử nghiệm vaccine thứ 2 trước ngày 28/7. Giám đốc Quỹ đầu tư trực tiếp của Nga Kirill Dmitriyev sau đó cho hay giai đoạn thứ 2 của các thử nghiệm sẽ kết thúc vào ngày 3/8.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho biết, các binh sĩ Nga cũng tình nguyện tham gia vào quá trình thử nghiệm. Theo CNN, ông Alexander Ginsburg, giám đốc dự án vaccine của Gamaleya Institute đã tự sử dụng loại vaccine này cho bản thân.
Còn tại Mỹ, đầu tuần này, Giám đốc điều hành công ty công nghệ sinh học Mỹ Moderna – Stephane Bagar tuyên bố đã khởi động giai đoạn 3 – thử nghiệm trên người loại vaccine chống virus SARS-CoV-2.
Theo tienphong, công ty Moderna có thể định giá vaccine COVID-19 (mRNA-1273) ở mức khoảng 50 – 60 đô la Mỹ (1.150.000 đến 1.390.000 đồng)/liệu trình 2 mũi tiêm.
Mức giá này được đề xuất cho Mỹ và các quốc gia thu nhập cao, đồng thời cao hơn mức giá dự kiến của vaccine COVID-19 do công ty dược phẩm Pfizer (Mỹ) và đối tác BioNTech của Đức sản xuất.
Những người tình nguyện sẽ nhận hai mũi tiêm vaccine 100 microgam hoặc giả dược cách nhau khoảng 28 ngày
Hai đơn vị này từng đề xuất với chính phủ Mỹ mức giá 39 đô la Mỹ/liệu trình vaccine (tương đương hơn 900.000 đồng).
Các cuộc thử nghiệm vaccine COVID-19 quy mô lớn ở Anh, Mỹ và các nơi khác trên thế giới đang được tiến hành nhanh chóng nhưng không có cam kết về thời điểm sản phẩm sẽ được phê duyệt.
Hiện, tại Việt Nam, xuất hiện một số ca lây nhiễm COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm ở Việt Nam lên tới 459 ca và hiện không có bất kì 1 ca tử vong nào bởi COVID-19. Tại cuộc họp được Bộ Y tế và Tổ chức PATH tổ chức 22.7, bốn nhà sản xuất vắc xin của Việt Nam đều công bố tham vọng sản xuất được vắcxin ngừa COVID-19. 4 nhà sản xuất này gồm Công ty TNHH MTV vắcxin và sinh phẩm y tế (VABIPTECH), Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vắcxin và sinh phẩm y tế (POLYVAC), Viện vắcxin và sinh phẩm y tế (IVAC) và Công ty TNHH Dược Nanogen.