Giá trị dinh dưỡng của cà rốt
Cà rốt tốt cho sức khỏe nhưng bạn không được uống nhiều.
Cà rốt được trồng đầu tiên ở Afghanistan vào khoảng năm 900 sau Công nguyên. Nhiều người biết đến cà rốt với màu cam rực rỡ đặc trưng, nhưng thực tế thì loại củ này cũng có các màu sắc khác, chẳng hạn như tím hoặc vàng, đỏ và trắng.
Loại củ phổ biến và đa năng này có thể mang hương vị hơi khác nhau tùy thuộc vào màu sắc, kích thước và nơi trồng. Đường trong cà rốt tạo ra vị ngọt nhẹ, nhưng đôi khi cũng có thể mang mùi đất hoặc hơi đắng.
Một khẩu phần nửa cốc cà rốt có:
25 calo;
6 gram carbohydrate;
2 gram chất xơ;
3 gram đường;
0,5 gram protein.
Cà rốt là một nguồn cung cấp dồi dào các vitamin và khoáng chất quan trọng. Dựa trên nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của một người, nửa cốc cà rốt có thể đáp ứng tới:
73% nhu cầu vitamin A;
9% vitamin K;
8% lượng kali và chất xơ;
5% vitamin C;
2% canxi và sắt.
Những lưu ý khi uống nước ép cà rốt
Dù thức uống này bổ dưỡng nhưng không nên uống nước ép cà rốt quá nhiều. Các nhà khoa học xác nhận người khoẻ mạnh bình thường một tuần có thể uống không quá 2-3 cốc nước ép cà rốt.
Theo ý kiến chuyên môn thường xuyên sử dụng loại thức uống này có thể gây áp lực cho tuyến tụy, ngoài ra còn có thể bị thay đổi màu da mặt do cà rốt có chứa nhiều chất beta-carotene. Nhưng ngược lại, đối với những người bị viêm tuỵ hay các bệnh liên quan tới tuyến tuỵ và đường ruột thì lại nên thường xuyên uống nước ép cà rốt.
Không uống nhiều hơn 0,5 lít/ngày. Chỉ cần nửa cốc nước cà rốt ép (100ml) là đủ để phòng mọi bệnh tật liên quan đến các vitamin chứa trong cà rốt. Cần ăn một số thực phẩm giàu chất béo trước khi uống nước ép cà rốt để tăng khả năng hấp thụ các vi chất trong cà rốt tối đa. Ăn sa lát cà rốt với dầu trộn là cách tốt nhất đề hấp thu toàn bộ các vi chất.