Trà hoa cúc là gì?
Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet
Trà hoa cúc là một loại trà thảo mộc khô, có thành phần chính từ hoa cúc khô, có tên khoa học Tiếng Anh là Chrysanthemum Indicum, họ Asteraceae. Ngoài việc được xem như một thức uống thanh tao, thi vị trong văn hóa uống trà của người Việt; trà hoa cúc còn có tính mát, thanh nhiệt, giải độc… rất tốt cho sức khỏe.
Lợi ích của trà hoa cúc đối với làn da, mái tóc
Làm sáng da
Thưởng thức trà hoa cúc nóng có thể giúp da bạn khỏe hơn. Loại trà tuyệt vời này có thể được sử dụng như một chất tẩy trắng da tự nhiên. Trà hoa cúc chứa chất chống oxi-hóa giúp tăng cường sức khỏe làn da. Nó làm sáng da và khiến bạn rực rỡ hơn.
Giảm mụn
Không chỉ làm da thêm rực rỡ, trà hoa cúc có thể giúp ngừa mụn. Trà hoa cúc có thể làm mờ vết thâm và sẹo mụn, giúp ngừa mụn nếu được sử dụng tại chỗ bởi đặc tính chống viêm và khử trùng của nó.
Chống lão hóa
Trà hoa cúc rất giàu chất chống oxi-hóa và bảo vệ làn da khỏi sự tổn thương gốc tự do. Nó thúc đẩy sự tái tạo tế bào và mô, giúp thu nhỏ lỗ chân lông và làm chậm quá trình lão hóa.
Điều trị cháy nắng
Những tia UV độc hại của mặt trời có thể gây ra nhiều vấn đề cho da. Trà hoa cúc được biết đến với đặc tính chống oxi hóa, làm dịu và chống viêm của nó. Bạn có thể pha trà, làm lạnh kĩ và ngâm một chiếc khăn trong đó rồi đắp lên vùng da bị cháy nắng.
Giảm quầng thâm quanh mắt
Đừng bao giờ vứt bỏ túi trà hoa cúc sau khi đã sử dụng nó, thay vào đó hãy làm lạnh nó trong tủ lạnh. Bạn có thể đặt túi trà đã làm lạnh lên mắt của bạn, đặc biệt là sau khi massage mắt, để làm giảm quầng thâm quanh mắt và bọng mắt. Bạn sẽ thấy sự khác biệt nhanh chóng trong cách mắt bạn nhìn và cảm nhận.
Thoát khỏi gầu
Chống lại gầu ư? Hãy uống một tách trà hoa cúc. Trà hoa cúc giúp loại bỏ và ngăn ngừa gầu, làm dịu kích ứng da đầu. Bạn có thể sử dụng nó như một lần xả cuối cùng sau khi gội đầu.
Hướng dẫn cách pha trà hoa cúc
Cách pha trà hoa cúc tương đối đơn giản, bởi thông thường bạn chỉ cần hãm 3 – 4 hoa cúc với nước đun sôi là có ngay một ly trà hoa cúc thơm phức để thưởng thức. Bên cạnh đó, nếu muốn “biến tấu” mới lạ, bạn có thể tham khảo một số công thức pha chế được gợi ý sau đây:
Trà hoa cúc mật ong
Nguyên liệu
Hoa cúc khô: 3 – 4 bông (không cần quá nhiều để trà không bị đắng)
Nước cốt chanh
Mật ong: 1 – 2 thìa cà phê
Nước lọc: 100 – 150ml
Cách pha trà hoa cúc mật ong
Đun sôi nước, sau đó thả hoa cúc vào, rồi nhanh chóng tắt bếp, rồi rót trà vào bình giữ nhiệt hoặc ấm trà, ướp khoảng 10 – 15 phút.
Hòa nước cốt chanh và mật ong vào, khuấy tan đều rồi thưởng thức trà.
Trà hoa cúc táo đỏ kỷ tử
Nguyên liệu
Hoa cúc khô: 3 – 4 bông
Táo đỏ: 5 – 7ml
Kỷ tử: 5g
Đường phèn
Nước lọc: 500 – 700ml
Cách pha trà hoa cúc táo đỏ
Ngâm rửa sạch táo đỏ và kỷ tử. Sau đó cắt táo đỏ thành các lát mỏng.
Đong nước vào nồi, cho táo đỏ, kỷ tử vào đun trước, khi sôi thì bật nhỏ lửa, hãm khoảng 15 phút rồi thả hoa cúc khô vào, hòa đường phèn, đun thêm khoảng 5 – 10 phút để đường tan hết rồi tắt bếp.
Rót trà và nên thưởng thức khi còn ấm nóng.