Thứ 5, 12/09/2024, 12:15 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Nguyên nhân và cách điều trị tăng sắc tố da hiệu quả

Nguyên nhân và cách điều trị tăng sắc tố da hiệu quả
(Tieudung.vn) - Tăng sắc tố da khiến da bị sạm đen có thể là những mảng nhỏ, bao phủ với khu vực da lớn hoặc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.

Tăng sắc tố da là gì?

Nguyên nhân và cách điều trị tăng sắc tố da hiệu quả

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Tình trạng khiến da bị sạm đen được gọi là chứng tăng sắc tố da. Đó có thể là những mảng nhỏ, bao phủ với khu vực da lớn hoặc có thể ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Tăng sắc tố da thường vô hại nhưng đây có thể là triệu chứng của một tình trạng sức khỏe nào đó khác.

Bạn có thể bắt gặp một số loại tăng sắc tố da, bao gồm:

Nám: Nguyên nhân gây ra là do sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ . Các khu vực tăng sắc tố da xảy ra phổ biến ở bụng và mặt, tuy nhiên nó có thể diễn ra ở bất kỳ khu vực nào trên cơ thể.

Sạm nắng: Nguyên nhân gây ra là bởi bạn phơi nắng quá mức trong thời gian dài. Tăng sắc tố da biểu hiện dưới dạng xuất hiện các đốm da ở các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như bàn tay, mặt

Thâm mụn: Đây thường là kết quả do làn da bị tổn thương.

Nguyên nhân dẫn đến tăng sắc tố da

Ánh nắng mặt trời 

Nguyên nhân và cách điều trị tăng sắc tố da hiệu quả

Ánh nắng mặt trời – nguyên nhân hàng đầu gây tăng sắc tố da. Nguồn ảnh: Internet

Tia UV trong ánh nắng mặt trời kích thích tế báo sắc tố tăng sản sinh melanin khiến da bị sạm, rám nắng. Melanin đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ giúp da tránh khỏi tia UV có hại. Tuy nhiên, việc tiếp xúc thường xuyên với ánh nắng mặt trời có thể gây rối loạn quá trình này, dẫn đến tăng sắc tố da. Ngoài ra, việc phơi nắng còn khiến cho các vết nám, tàn nhang, đồi mồi càng trở nên sậm màu hơn.

Sắc tố da thay đổi do thay đổi nội tiết tố

Sự thay đổi nồng độ các hormone nội tiết estrogen và progesterone sẽ kích thích cơ thể tạo ra nhiều hắc tố melanin. Tăng sắc tố da xuất hiện trong thời kỳ mang thai thường gọi là “mặt nạ thai kỳ” và có thể tự biến mất sau khi sinh.

Do da bị tổn thương (tăng sắc tố sau viêm)

Như tên gọi của nó, tăng sắc tố sau viêm thường gặp sau khi da bị tổn thương do mụn, phỏng, tiếp xúc với hóa chất, viêm da hay khi vừa thực hiện điều trị thẩm mỹ bằng laser, lột da hóa học…

Di truyền

Nguy cơ bị tăng sắc tố da sẽ tăng cao hơn nếu trong gia đình bạn có người thân đã gặp phải tình trạng này. Theo kết quả nghiên cứu, có đến 45% các trường hợp nám da là do di truyền.

Tăng sắc tố da do sử dụng một số thuốc

Một số loại thuốc có không mong muốn là làm tăng sắc tố da chẳng hạn như: Thuốc kháng sinh, thuốc tránh thai, thuốc chống động kinh, thuốc hóa trị liệu, retinoids dạng bôi da và một số dược phẩm gây rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Vì chúng gây kích hoạt tế bào melanocytes tăng sản xuất melanin.

Do đặc thù công việc

Một số công việc hay nghề nghiệp có thể khiến da bị tăng sắc tố do đặc thù phải phơi nhiễm dưới ánh nắng hay các loại hóa chất, tình trạng này gọi là bệnh sạm da nghề nghiệp. Những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này bao gồm công nhân làm nhựa đường, người làm vườn, những người làm trong xưởng chế nước hoa,…

Những cách tốt nhất điều trị và ngăn ngừa tăng sắc tố da

Có rất nhiều giải pháp giúp khắc phục tăng sắc tố da, nhưng điều quan trọng cần phòng ngừa bệnh một cách hiệu quả. Một số giải pháp dưới đây có thể hữu ích:

Giữ ẩm cho da

Các sản phẩm giữ ẩm như glycerin hoặc axit hyaluronic, thậm chí là retinol... cũng giúp tăng cường tái tạo tế bào. Những thành phần này cho phép các chất tẩy trắng hoạt động hiệu quả hơn.

Một loại kem dưỡng ẩm tốt cũng có thể phục hồi hàng rào lipid hoặc chất béo của da, giúp các tế bào da mới khỏe mạnh khi chúng trồi lên bề mặt thay cho các tế bào cũ.

Tránh làm tổn thương da

Không gãi, cạy, nặn mụn. Việc gãi và cạy này sẽ làm tăng tình trạng viêm nhiễm, nguyên nhân gây ra sự đổi màu da, làm trầm trọng hơn tình trạng tăng sắc tố da.

Bảo vệ làn da của bạn khỏi ánh nắng mặt trời

Cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa sự đổi màu da do ánh nắng mặt trời là thường xuyên thoa phổ rộng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 30 trở lên, mỗi ngày, kể cả vào những ngày nhiều mây hoặc mát mẻ.

Tia UV khiến các sắc tố hoạt động quá mức, làm các đốm đen trở nên sẫm màu hơn. Do đó, cần thoa kem chống nắng hằng ngày trên những vùng da hở.

Ngoài ra, Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD), khuyên bạn nên tránh ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, khi mặt trời mạnh nhất. Bạn cũng có thể đội mũ rộng vành để bảo vệ đầu, cũng như mặt, tai và cổ.

Các lựa chọn làm trắng da OTC

Điều trị tăng sắc tố càng sớm thì càng dễ đạt hiệu quả, vì sắc tố trong các đốm nâu có thể di chuyển sâu hơn vào da theo thời gian.

Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD), các thành phần giúp loại bỏ đốm trong các sản phẩm OTC (không kê đơn) như: Axit azelaic và glycolic, vitamin C và retinoid.

Các phương pháp điều trị có chứa các thành phần như vitamin C, rễ cam thảo và axit kojic giúp giảm tăng sắc tố bằng cách ức chế tyrosinase, một loại enzyme chịu trách nhiệm hình thành hắc tố làm sẫm màu da.

Mặc dù nhiều thành phần OTC này có tác dụng "tẩy trắng" đối với các đốm đen, nhưng AAD đặc biệt cảnh báo không nên bôi thuốc tẩy dạng lỏng lên da. Thận trọng với các sản phẩm làm sáng da trôi nổi có nhiễm thủy ngân, steroid và các thành phần có hại khác.

Xem xét các sản phẩm kê đơn

Nếu các biện pháp khắc phục OTC không hiệu quả, cần liên hệ với bác sĩ, có thể dùng các sản phẩm kê đơn chứa hydroquinone.

Hydroquinone có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp với các chất làm sáng da khác, là tiêu chuẩn vàng để làm mờ các vết thâm, vì nó làm chậm quá trình sản xuất sắc tố.

Lưu ý, khi dùng các sản phẩm này, cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ da liễu, bởi vì hydroquinone ở nồng độ cao có thể gây nhạy cảm với ánh nắng mặt trời và gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Nếu không được chỉ định đúng cách, sử dụng các sản phẩm tẩy trắng da chứa hydroquinone sẽ khiến da dễ bị nhiễm trùng, tổn thương do tia UV và có khả năng kháng điều trị cao.

Ngoài hydroquinone, bác sĩ da liễu có thể kê đơn các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như kem bôi cortisone hoặc tretinoin - một loại vitamin A tổng hợp.

Nếu các giải pháp tại chỗ không khắc phục được vấn đề, bác sĩ da liễu có thể dùng phương pháp lột da bằng hóa chất, mài da vi điểm, dùng laser…

Một số giải pháp khác

Bên cạnh việc điều trị và chống nắng, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa khác để giảm thiểu sự xuất hiện của các đốm đen trong tương lai. Hãy sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ không gây châm chích hoặc bỏng rát, vì tình trạng kích ứng có thể trở nên trầm trọng hơn hoặc gây ra tình trạng tăng sắc tố da.

Ngoài ra, hãy tự bảo vệ mình khỏi các tác nhân gây sạm da phổ biến khác bằng thuốc trị mụn để chống nổi mụn, cũng như thuốc xịt côn trùng để ngăn ngừa vết cắn...

Tags:
5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.14301 sec| 817.898 kb