Rau lá xanh
Rau bina, rau diếp và các loại rau lá xanh được khuyến khích cho chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Vì các loại rau này rất giàu magie, khoáng chất mà đây lại là những chất giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất của tuyến giáp.
Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)
Sữa chua
Sữa chua rất giàu vitamin D. Theo nghiên cứu, nếu thiếu vitamin D có thể khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh béo phì và các bệnh về tuyến giáp cao hơn. Sự thiếu hụt vitamin D có thể liên quan đến sự phát triển của các bệnh tuyến giáp tự miễn và phổ biến hơn ở những người mắc các bệnh này. Các đặc tính chống viêm và tăng cường miễn dịch của vitamin D có thể bảo vệ tuyến giáp khỏi bị hư hại.
Ngoài vitamin D, sữa chua cũng rất giàu men vi sinh mà nghiên cứu cho thấy có thể giúp cân bằng vi khuẩn có lợi trong đường ruột do nó có thể bị loại bỏ do rối loạn tuyến giáp.
Hải sản
Để có được một tuyến giáp khỏe mạnh, các loại hải sản như tôm, cá, cua...sẽ là sự lựa chọn đúng đắn cho chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tuyến giáp. Hải sản chứa nhiều vi chất bổ dưỡng như I-ốt, kẽm, vitamin B, omega -3... và đó là những chất giúp tuyến giáp của cơ thể khỏe mạnh hơn.
Các loại hạt
Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí là những nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magie, tốt cho tuyến giáp. Các loại hạt sẽ cung cấp cho cơ thể protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E, và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.
Thịt gà
Thịt gà là nguồn cung cấp protein động vật chứa nhiều axit amin, đặc biệt là tyrosine - xây dựng hormone tuyến giáp và dopamine - cả hai đều cần thiết để kiểm soát cân nặng. Việc thiếu tyrosine trong chế độ ăn uống có thể dẫn đến tuyến giáp hoạt động kém và sự thiếu hụt dopamine có liên quan đến cảm giác thèm ăn và tăng cân.
Bạn cũng có thể tìm thấy tyrosine trong sữa và rau xanh, nhưng thịt gia cầm có thêm lợi ích là ít chất béo tự nhiên và giàu vitamin B12. Tình trạng thiếu hụt chất này cũng phổ biến ở những người có tuyến giáp hoạt động kém.
Dầu ô liu
Theo nghiên cứu, axit béo chủ yếu trong dầu ô liu là chất béo không bão hòa đơn được gọi là axit oleic. Axit oleic được chứng minh là có tác dụng làm giảm viêm, thậm chí có thể có tác dụng có lợi đối với các gen liên quan đến ung thư.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người sử dụng 7g trở lên dầu ô liu trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim, ung thư, bệnh hô hấp hoặc bệnh Alzheimer so với những người hiếm khi hoặc không bao giờ ăn dầu ô liu.
Dầu ô liu cũng chứa nhiều polyphenol, chất chống oxy hóa giúp chống lại nhiều bệnh tật như ung thư, loãng xương và suy giảm trí não.
Quả mọng
Các loại quả mọng đều rất giàu chất chống oxy hóa, có thể giúp kiểm soát rối loạn chức năng tuyến giáp. Trong đó, quả việt quất có chứa lượng chất chống oxy hóa cao nhất trong số tất cả các loại trái cây và rau quả. Quả mâm xôi cũng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin C, mangan và chất chống oxy hóa tuyệt vời.
Các nghiên cứu cho thấy, các đặc tính chống viêm và chống oxy hóa của quả mâm xôi đen có thể làm chậm và ngăn chặn tác động của nhiều loại bệnh ung thư.