Thứ 6, 22/11/2024, 07:13 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

7 nguyên nhân khiến bạn dưỡng da mãi vẫn không đẹp

7 nguyên nhân khiến bạn dưỡng da mãi vẫn không đẹp
(Tieudung.vn) - Một số chị em vẫn giữ những thói quen tưởng chừng như không gây hại gì, nhưng đó lại chính là nguyên nhân khiến làn da không những cải thiện mà còn xấu đi theo năm tháng.

Thiếu ngủ

‏Thiếu ngủ trong thời gian dài gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Riêng đối với làn da, việc này sẽ làm chậm khả năng tái tạo, giảm độ ẩm và độ cân bằng của làn da, khiến da mất đi vẻ hồng hào, trẻ trung vốn có. ‏

‏Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây giảm độ đàn hồi, khiến nếp nhăn xuất hiện rõ hơn. Ngoài ra, thiếu ngủ thường dẫn đến stress và các vấn đề ngoài da như mụn trứng cá…

7 nguyên nhân khiến bạn dưỡng da mãi vẫn không đẹp

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Rửa mặt sai cách

Không nên rửa mặt quá nhiều lần trong ngày hoặc rửa với nước quá nóng. Bởi vì việc rửa mặt thường xuyên sẽ làm cho bề mặt lớp biểu bì bị mất nước, khiến da trở nên thô ráp và bong tróc.

Không những thế, nhiều bạn sở hữu thói quen chăm sóc da mặt không tốt cho làn da. Ví dụ khi rửa mặt nhiều bạn có thói quen miết hoặc massage trên da quá mạnh, hoặc theo chiều từ trên xuống khiến da dễ chảy xệ và xuất hiện các nếp nhăn sớm.

Ăn nhiều thức ăn nhanh và chứa nhiều đường

‏Thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo, thiếu chất xơ, làm tăng đường huyết nhanh chóng. Việc này dẫn đến sự gia tăng nồng độ insulin, gián tiếp gây nổi mụn.‏ ‏Mặt khác, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều đường có thể đẩy nhanh quá trình lão hóa. Tiêu thụ nhiều bánh mứt kẹo, nước giải khát cũng như các thực phẩm carb tinh chế như cơm gạo trắng, bánh mì trắng… sẽ làm xuất hiện các nếp nhăn, da xỉn màu… ‏

‏Thay vào đó, nên tập trung vào các loại rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt để ngăn ngừa tổn thương và làm chậm quá trình lão hóa. 

Không cấp đủ nước cho da

Không có độ ẩm, làn da của bạn trông sẽ xỉn màu. Tình trạng da mất nước cũng được rất nhiều chuyên gia đề cập, thep đó thì tình trạng mất nước từ bên dưới lớp da bề mặt – trong lớp trung bì và các tầng thấp hơn của lớp thượng bì sẽ làm giảm độ dày của làn da, như một quả bóng xì hơi vậy. Khi đó làn da sẽ thiếu đi độ căng bóng. Làn da luôn bị tác động của yếu tố bên ngoài và gây nên hiện tượng “bay hơi”, do đó ta phải bù đắp ” lượng nước” đã mất cho làn da.

Căng thẳng và stress kéo dài 

Khi căng thẳng, cơ thể sẽ sản sinh ra cortisol – hormone căng thẳng. Theo từ một chuyên gia thì khi nồng độ cortisol tăng mạnh cơ thể bạn chuyển sang trạng thái đáp ứng “chống hoặc chạy” (fight-or-flight), và máu được bơm tới các cơ quan cần thiết hơn cho sự sống – trong đó không có khuôn mặt – khiến cho làn da trông tái xám đi. Căng thẳng kéo dài cũng gây ức chế, ảnh hưởng quá trình sản sinh hoocmon, nếu kéo dài gây rối loạn và ảnh hưởng sức khỏe.

Để giải quyết tình trạng này thì bạn có thể tạo thói quen massage mặt  thường xuyên. Massage mặt sẽ giúp kích thích máu lưu thông, lấy lại màu da căng mịn hồng hào.

Không rửa mặt trước khi đi ngủ

‏Bụi bẩn, bã nhờn và ô nhiễm tích tụ sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, dẫn đến viêm nhiễm và nổi mụn. Do đó, ngay cả khi không trang điểm, bạn vẫn nên rửa mặt sạch sẽ trước khi đi ngủ. ‏

‏Bạn có thể lựa chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ để làm sạch da sau một ngày dài hoạt động. Cùng với đó, đừng bao giờ bỏ qua bước dưỡng ẩm để giúp da ngậm nước và tái tạo trong đêm. 

Uống nhiều rượu‏

‏Rượu cũng như các chất kích thích gây nhiều tác động xấu đến cơ thể, trong đó có làn da. Uống nhiều rượu - vốn là chất lợi tiểu - sẽ khiến cơ thể dễ bị mất nước. Khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng, da sẽ mất đi độ ẩm cần thiết và khiến nếp nhăn xuất hiện rõ hơn. ‏

‏Sự mất nước còn kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, dẫn đến bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.‏

Tags:
4.5 2 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.07157 sec| 784.602 kb