Mẹ bầu cần khám thai lần đầu trong tuần thứ 5 đến tuần thứ 8
Khám thai đúng lịch vô cùng quan trọng với mẹ bầu.
Một trong các mốc khám thai quan trọng mà mẹ bầu cần thực hiện là mốc khám thai lần đầu. Lần đầu khám thai, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện một số đánh giá cơ bản như sau:
Kiểm tra cân nặng, chiều cao của mẹ để tính chỉ số BMI của cơ thể nhằm đánh giá tình trạng mẹ bầu đang thừa cân, béo phì hay không.
Sau khi thực hiện kiểm tra, nếu xuất hiện các vấn đề bất thường thì mẹ bầu sẽ được bác sĩ đưa ra hướng dẫn về cách kiểm soát cân nặng khi mang thai nhằm hạn chế tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
Thực hiện xét nghiệm máu về hormone bHcg đối với các trường hợp siêu âm chưa rõ túi thai hoặc siêu âm có biểu hiện thai bất thường.
Mẹ bầu cần được kiểm tra huyết áp xem có bị cao huyết áp hay không và thực hiện các biện pháp phòng ngừa nguy cơ bị tiền sản giật.
Làm siêu âm để kiểm tra vị trí phôi thai và tuổi thai nhằm kịp thời phát hiện các bất thường như thai ngoài tử cung,...
Có thể tính tuổi thai và ngày dự sinh của em bé dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối.
Người mẹ cần thực hiện xét nghiệm máu nhằm kiểm tra một số bệnh sau: bệnh sởi, thủy đậu, viêm gan B, giang mai, HIV/AIDS, yếu tố Rh, nhóm máu,...
Trong buổi khám thai đầu tiên này bác sĩ sẽ tư vấn cho thai phụ cách bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết trong quá trình mang thai, hướng dẫn tư vấn lối sống và các loại thuốc, thực phẩm cần tránh trong suốt thai kỳ.
Khám thai lần 2 từ 11 đến 13 tuần 6 ngày
Đối với mốc khám thai quan trọng lần thứ 2 này bác sĩ cũng sẽ thực hiện kiểm tra cân nặng, đo huyết áp, xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu và siêu âm nhằm đánh giá sức khỏe của mẹ và tình trạng phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định thực hiện xét nghiệm Double test và siêu âm kiểm tra các bất thường lớn mà có thể gặp ở thai phụ như: tình trạng thai vô sọ, bị thoát vị rốn,...
Đặc biệt trong đó là thực hiện siêu âm đo độ mờ da gáy của bé để đánh giá tình trạng thai nhi, nguy cơ thai nhi bị Down, các bệnh lý bất thường về nhiễm sắc thể khác hay không. Nếu kết quả đo độ mờ da gáy cho biết thai nhi có nguy cơ cao mắc các bệnh di truyền thì bác sĩ sẽ tư vấn thực hiện xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán chính xác hơn về tình trạng của thai nhi như thực hiện xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn hoặc sinh thiết gai nhau,...
Đi khám khi thai được 21 - 24 tuần
Thông thường, người phụ nữ sẽ được tiến hành siêu âm 4D trong giai đoạn thai nhi phát triển đến tuần 21 - 24. Sau buổi kiểm tra, siêu âm này, bạn sẽ biết được em bé có phát triển bình thường hay không? Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ yêu cầu thai phụ làm một số xét nghiệm khác để kiểm tra tình hình sức khỏe của họ.
Đi khám khi thai được 31 - 33 tuần
Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ ba, các mốc khám thai được chị em phụ nữ rất quan tâm. Các bác sĩ khuyên rằng bạn nên đi khám 2 tuần 1 lần để phát hiện sớm các vấn đề mẹ và thai nhi đang gặp phải.
Khi thai được 31 - 33 tuần, bạn sẽ được siêu âm để chẩn đoán ngôi thai, đồng thời giai đoạn này bác sĩ cũng có thể phát hiện những bất thường ở tim thai, não,… và đưa ra lời khuyên phù hợp nhất.
Đặc biệt, thời điểm này các chị em phụ nữ nên tiêm vắc xin uốn ván cuống rốn sơ sinh. Đây là việc làm hết sức cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ em bé mắc bệnh uốn ván.
Đi khám khi thai được 35 - 36 tuần
Chắc hẳn cha mẹ đang rất nóng lòng muốn biết thời điểm em bé chào đời, vậy thì bạn đừng quen đi khám thai vào tuần 35 - 36 của thai kỳ nhé! Đây là một trong các mốc khám thai không thể bỏ qua. Các bác sĩ sẽ dự đoán ngày sinh nở để bạn có sự chuẩn bị kỹ càng nhất, chào mừng em bé ra đời.
Đồng thời, chúng ta cũng sẽ xác định được tim thai và một số chuyển động của thai thông qua siêu âm màu.