Trong số này có 13 người nghi ngộ độc nhẹ với biểu hiện yếu cơ, mệt mỏi nhiều.
“Sau khi thăm khám và làm các xét nghiệm, chúng tôi cho 13 bệnh nhân về nhà theo dõi. Chúng tôi cũng khuyến cáo với những trường hợp này là tuy triệu chứng ngộ độc có thể giảm dần, nhưng nếu có diễn biến bất thường thì phải quay trở lại bệnh viện ngay”, ông Nguyên nói.
Liên quan đến pate Minh Chay nhiều trường hợp đến viện Bạch Mai khám.
Về sức khỏe 2 ca bệnh nặng ngộ độc sau khi ăn pate Minh Chay, BS Nguyên cho biết, 2 vợ chồng cao tuổi ở Hà Nội sau khi được điều trị và sử dụng thuốc giải độc hiện sức khỏe khá hơn. Trong đó, người vợ khỏe hơn nhiều, tự chăm sóc được bản thân và tự ngồi dậy được.
Liên quan đến vụ việc Pate Minh Chay, hiện có 10 bệnh nhân ngộ độc Botulinum nặng đang điều trị tại các bệnh viện ở TP.HCM chưa được dùng thuốc giải độc.
Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đang tiếp tục khẩn trương làm thủ tục nhập 10 lọ thuốc giải độc cho các bệnh nhân này. Thuốc vẫn do WHO viện trợ từ kho dự trữ, có chi phí 8.000 USD/lọ.
Trong lần đầu, 2 lọ thuốc giải độc viện trợ được nhập về từ kho dự trữ của WHO tại Thái Lan. Lần này, thuốc sẽ nhập về từ kho dự trữ của WHO tại châu Âu. Đây là thuốc rất hiếm do ít nhà sản xuất vì không sử dụng phổ biến.