Chủ nhật , 15/09/2024, 21:26 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Cách chữa vết bỏng bạn phải ghi nhớ luôn hôm nay

Cách chữa vết bỏng bạn phải ghi nhớ luôn hôm nay
(Tieudung.vn) - Khi bị bỏng bạn phải nhớ cách xử lý dưới đây ngay hôm nay nhé.

Nguyên nhân gây bỏng

vết bỏng
 

- Bỏng nhiệt độ: bỏng nhiệt độ chia làm 2 dạng là bỏng khô và bỏng ướt:

+ Bỏng khô: do các nguyên nhân như bỏng lửa, bỏng bô xe máy, bỏng kim loại, bỏng tia lửa điện.

+ Bỏng ướt: bao gồm các nguyên nhân như bỏng nước sôi, bỏng dầu mỡ, bỏng hơi nước, bỏng nóng do thức ăn.

- Bỏng hóa chất: có 2 loại hóa chất là axít và bazơ:

+ Bỏng do axít: là loại bỏng hay gặp gồm một số loại axít sau: axít sunfuric (H2SO4), axít nitric (HNO3), axít clohydric (HCL)…

+ Bỏng do bazơ: các loại bazơ đặc mạnh gây bỏng: NaOH, KOH, Ca(OH)2. Vôi đang tôi là một loại bỏng vừa do sức nhiệt, vừa do độ bazơ.

- Bỏng điện: bỏng do luồng điện dẫn truyền qua cơ thể. Bỏng do tia lửa điện là một bỏng nhiệt. Bỏng điện thường do bị điện giật hoặc sét đánh.

- Bỏng do các tia vật lý: là bỏng do các loại tia: tia hồng ngoại, tử ngoại; tia X (tia rơnghen); tia phóng xạ (gama, bêta). Loại bỏng này thường hiếm gặp trong cuộc  sống hàng ngày.

Khi bị bỏng, da là bộ phận đầu tiên bị tác động. Da người vốn mỏng và nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương. Nếu thời gian tiếp xúc với chất gây bỏng lâu, diện tích tiếp xúc lớn thì tổn thương có thể ảnh hưởng qua lớp da, tới lớp cơ, xương, mạch máu…

Cách xử lý ngay sau khi bị bỏng 

1.Dội nước mát lên vết bỏng

Cho nước mát chảy qua vết bỏng độ I hoặc độ II có thể ngay lập tức làm dịu và ngăn ngừa tổn thương thêm từ vết bỏng.

Dội nước mát chảy lên vết bỏng khoảng 20 phút sẽ làm mát da. Cách chữa này làm được hai việc: Thứ nhất nó làm giảm đau do bỏng. Thứ hai là nó cũng ngăn vết bỏng không nặng thêm và ảnh hưởng đến lớp da sâu hơn.

2. Làm sạch vết bỏng

Sau khi ngâm trong dòng nước mát, cần phải làm sạch vết bỏng thật cẩn thận. Nên sử dụng xà phòng kháng khuẩn nhẹ và không chà xát.

Làm sạch vết bỏng sẽ giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, có thể khiến vết bỏng khó liền và cần điều trị y tế.

3. Băng

Vết bỏng độ I không cần băng. Ngay cả vết bỏng độ II chưa bị vỡ cũng không cần băng.

Tuy nhiên nếu vết bỏng ở chỗ dễ đụng chạm hoặc dễ bị bẩn thì có thể cần băng. Trong trường hợp nốt phồng rộp do bỏng bị vỡ, che vết bỏng bằng băng sẽ giúp ngăn ngừa bụi bẩn hoặc nhiễm trùng xâm nhập vào vết bỏng.

Điều quan trọng là cần băng lỏng lẻo và không dán băng dính trực tiếp lên vết bỏng.

4. Kháng sinh

Khi nốt phồng rộp do bỏng bị vỡ thì có thể cần bôi kem hoặc mỡ kháng sinh. Kem kháng sinh có thể giúp ngăn ngừa vết thương khỏi bị nhiễm trùng và giúp vết thương lành nhanh hơn.

5. Thuốc giảm đau không cần đơn

Ngay cả những vết bỏng độ I và độ II cũng gây đau cho đến khi liền, nên bạn có thể muốn dùng thuốc để giảm đau và sưng.

Ibuprofen là một lựa chọn tốt về cả giảm đau lẫn chống viêm.

6. Tránh nắng

Giữ vết bỏng tránh nắng có thể giúp giảm đau và giảm nguy cơ bỏng nặng hơn.

Nếu không thể tránh nắng, mặc quần áo thoải mái để che vết bỏng có thể giúp ích.

7. Nha đam

Có rất nhiều loại kem và dưỡng ẩm chứa nha đam.

Nha đam đã được chứng minh có triển vọng trong điều trị bỏng. Nha đam có đặc tính chống viêm tự nhiên, thúc đẩy tuần hoàn và kháng khuẩn ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn.

8. Mật ong

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng mật ong có tính chống viêm và kháng khuẩn.

Băng mật ong có thể giúp sát trùng vết bỏng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Nó cũng có thể làm dịu da bị bỏng, làm giảm đau.

Tags:
4.7 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
0.97144 sec| 789.57 kb