Thứ 6, 22/11/2024, 02:31 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

6 lưu ý trước khi thực hiện chế độ ăn ít muối

6 lưu ý trước khi thực hiện chế độ ăn ít muối
(Tieudung.vn) - Trước khi quyết định giảm đáng kể lượng muối ăn trong chế đô ăn uống hàng ngày cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo bạn đang thực hiện đúng và có hiệu quả.

Vì sao nên thực hiện chế độ ăn ít muối

6 lưu ý trước khi thực hiện chế độ ăn ít muối

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Ăn mặn không tốt đối với sức khỏe vì có thể làm tăng huyết áp, gây xơ vữa động mạch. Từ đó, dẫn đến các biến chứng về tim mạch như đột quỵ, suy tim, thậm chí có thể gây tử vong hoặc bại liệt. Một chế độ ăn nhạt sẽ mang lại các lợi ích như:

Duy trì huyết áp ổn định đối với bệnh nhân cao huyết áp.

Giảm sưng phù ở bệnh nhân suy thận hoặc các bệnh lý thận.

Giảm nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến biến chứng đột quỵ ở bệnh nhân suy tim.

Làm thế nào để giảm muối trong chế độ ăn?

Để tránh ăn quá mặn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe nhưng vẫn đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ muối, natri cần thiết, dưới đây là một số cách giúp giảm muối trong chế độ ăn:

Hạn chế sử dụng nước mắm, muối, bột nêm khi chế biến thức ăn, khoảng 1⁄5 thìa cà phê muối/bữa ăn.

Hạn chế hoặc không chấm các loại gia vị như nước mắm, nước tương, muối trong bữa ăn.

Hạn chế các loại chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp.

Đọc kỹ thành phần của loại thực phẩm, nên chọn những loại thực phẩm có lượng muối ít.

Lưu ý khi thực hiện chế độ ăn ít muối

Hiểu rõ nguồn natri

Muối là nguồn cung cấp natri chính trong chế độ ăn uống. Nhiều người cho rằng để ăn ít muối, chỉ cần tránh lọ muối là đủ. Thế nhưng nhiều thực phẩm chế biến sẵn và các tại nhà hàng chứa nhiều muối hơn bạn nghĩ. Các loại soup đóng hộp, thịt chế biến sẵn, thậm chí một số ngũ cốc ăn sáng có thể chứa lượng lớn muối nên bạn cần đọc kỹ nhãn cũng như hiểu về thực phẩm trước khi sử dụng.

Tập trung vào thực phẩm nguyên chất

Cách tốt nhất để giảm natri trong chế độ ăn là tại nhà với thực phẩm tươi nguyên chất. Các loại trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, protein nạc và thảo mộc tươi có thể thêm hương vị cho bữa ăn mà không cần thêm muối. Ngoài ra, có thể thử một số gia vị thay thế muối cho người ăn giảm mặn.

Chú ý lượng natri ẩn trong sản phẩm

Nhiều loại nước sốt và gia vị (như nước tương, sốt cà chua, sốt salad) chứa lượng natri cao. Nên chọn sản phẩm ghi nhãn ít natri hoặc không chứa natri. Tốt nhất bạn nên tự làm nước sốt tại nhà để có thể kiểm soát lượng natri.

Theo dõi tiến trình

Thường xuyên theo dõi lượng natri nạp vào cơ thể từ chế độ ăn uống và những tác động đến sức khỏe. Bạn nên ghi thực phẩm và hàm lượng muối trong thực phẩm bạn ăn uống. Việc theo dõi tiến trình giúp bạn thực hiện đúng và có những điều chỉnh cần thiết trong chế độ ăn.

Giữ đủ nước

Tăng lượng nước uống có thể giúp loại bỏ lượng natri dư thừa ra khỏi cơ thể. Cung cấp đủ nước là rất cần thiết, đặc biệt khi bạn đang áp dụng chế độ ăn giảm natri, vì nước giúp duy trì sự cân bằng lành mạnh của các chất điện giải.

Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ

Trước khi có những thay đổi lớn trong chế độ ăn uống, đặc biệt nếu đang có vấn đề về sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đưa ra lời khuyên cũng như mục tiêu giảm lượng natri sao cho phù hợp với bạn.

Tags:
3.8 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.03529 sec| 788.461 kb