Thứ 6, 06/12/2024, 06:33 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

6 biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

6 biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản
(Tieudung.vn) - Theo thời gian, tình trạng trào ngược axit thường xuyên xảy ra có thể gây viêm loét thực quản. Về lâu dài, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản có nguy cơ gây ung thư thực quản, tổn thương phổi, họng - thanh quản khó hồi phục.

 Trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh rất thường gặp, tỷ lệ phát hiện bệnh ngày càng nhiều. Tuy nhiên, bệnh này dễ nhầm lẫn và dễ bỏ sót vì có nhiều biểu hiện khác nhau nên thường người bệnh khó phát hiện như biểu hiện viêm họng, nóng rát vùng xương ức...

Bên cạnh đó, đa phần những người mắc trào ngược dạ dày thực quản thường chủ quan, xem nhẹ các triệu chứng của bệnh mà không chữa trị dứt điểm làm cho bệnh diễn tiến nhanh, kéo dài, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

Viêm loét, chảy máu thực quản

Dịch dạ dày trào ngược lên thực quản thường xuyên làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm loét. Có thể làm người bệnh gặp các triệu chứng như: khó nuốt, nuốt đau, đau ngực. Đặc biệt, đau phía sau xương ức khi ăn uống, buồn nôn, ói mửa, mất cảm giác thèm ăn.

6 biến chứng nguy hiểm của bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Ảnh minh họa. (Nguồn ảnh: Internet)

Sâu răng

Dịch axit có khả năng phá hủy men răng làm tăng nguy cơ sâu răng lâu dần làm mất răng vĩnh viễn.

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản người bệnh cần thường xuyên súc miệng, đặc biệt sau mỗi lần trào ngược để tránh tích tụ dịch axit làm phá hủy men răng.

Hẹp thực quản

Tổn thương niêm mạc thực quản mạn tính lâu ngày có thể gây ra mô sẹo và dẫn đến hẹp thực quản gây khó nuốt.

Hẹp thực quản cản trở sinh hoạt ăn uống, ảnh hưởng đến chất lượng sống. Dinh dưỡng kém gây thiếu chất, mất nước lâu dần khiến bệnh nhân .

Viêm đường hô hấp

Khi các thành phẩm trong dạ dày trào ngược lên thực quản vào đường hô hấp gây ra tình trạng viêm họng, viêm mũi xoang, viêm phế quản, viêm phổi, ho kéo dài dẫn đến hen mãn tính và các bệnh lý đường hô hấp khác. Người bệnh bị ho, khò khè kéo dài nhưng không đáp ứng hoặc đáp ứng kém với các phương pháp điều trị thông thường. Một số bị khàn tiếng do dây thanh quản trong cổ họng bị dày lên. Ngoài ra, người bị bệnh trào ngược có thể bị mòn răng, viêm tai, viêm tuyến giáp…

Barett thực quản (tiền ung thư thực quản)

Có khoảng 5 – 10% bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản gặp biến chứng Barrett thực quản. Đây là bệnh lý mà các tế bào lót trong thực quản trở nên bất thường. Các tế bào này bình thường được gọi là tế bào vảy. Khi mắc bệnh, những tế bào này chuyển thành các tế bào dạng hình cột.

Bệnh Barrett thực quản không biểu hiện ra những triệu chứng bất thường bên ngoài tuy nhiên làm gia tăng nguy cơ ung thư thực quản với tỷ lệ chuyển ung thư từ 5 – 10%. Do đó, người bệnh nên thường xuyên đến bệnh viện để kiểm tra và tầm soát.

Ung thư thực quản

Trào ngược dạ dày dẫn đến Barett thực quản và gây ra ung thư thực quản là biến chứng hiếm gặp, nghiêm trọng.

Các triệu chứng thường gặp như: nuốt nghẹn, trớ, đau sau xương ức, cảm giác đau dai dẳng, khàn tiếng, ho khạc liên miên, đau ngực, hội chứng nhiễm trùng nổi bật. Đôi khi sờ thấy hạch to ở hố thượng đòn bên trái hoặc cả 2 bên. Sau một thời gian mắc bệnh, toàn thân bệnh nhân gầy sút, trong tháng có thể sút hơn 5kg do nuốt nghẹn, suy dinh dưỡng, da sạm, khô, các nếp nhăn nổi rõ, mặt và hai bàn tay có nhiều nếp nhăn nổi rõ và dễ nhận thấy nhất.

Phòng ngừa các biến chứng của trào ngược dạ dày thực quản bằng cách nào?

Để phòng ngừa các biến chứng, người bệnh cần thực hiện đầy đủ các biện pháp điều trị hội chứng trào ngược dạ dày thực quản theo chỉ định của bác sĩ bao gồm cả điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống để hạn chế bệnh tái phát.

Bên cạnh đó, người bệnh nên thường xuyên đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra và chẩn đoán sớm các biến chứng, đặc biệt khi thấy các dấu hiệu nghi ngờ.

Các biện pháp thay đổi lối sống cần thực hiện để điều trị trào ngược và phòng biến chứng gồm:

- Chia nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no, tránh ăn vặt trước khi đi ngủ.

- Hạn chế đồ ăn cay, quá chua, quá nóng, rượu, đồ uống có cồn. Các loại thức ăn này có thể tác động trực tiếp đến dạ dày và thực quản, thậm chí gây khó chịu ngay sau khi ăn.

- Hạn chế sử dụng cà phê, thuốc lá để tránh gây kích thích tăng tiết axit dịch vị có thể làm bệnh nặng hơn, kéo dài và dễ tái phát hơn.

- Hạn chế các quá nhiều chất béo, đồ ăn chiên, chocolate. Các loại thực phẩm này gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa và khiến tình trạng trào ngược trở nên nghiêm trọng.

- Không nằm ngay sau khi ăn, đặc biệt nằm sấp. Hành động này khiến axit dễ dàng trào ngược vào thực quản hơn.

- Ngủ đủ giấc, không thức khuya, kê cao gối khi ngủ để hạn chế trào ngược vào ban đêm.

- Không mặc quần áo chật bụng hoặc thắt lưng quá chật vì có thể tăng nguy cơ co thắt dạ dày và gây trào ngược.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Tuân thủ đúng loại thuốc, thời gian dùng thuốc

Trong trường hợp hội chứng trào ngược kết hợp viêm loét do vi khuẩn Hp, cần điều trị bằng kháng sinh đủ liệu trình, không dừng giữa chừng làm tăng nguy cơ tái phát và kháng thuốc.

Tái khám theo chỉ định của bác sĩ để kiểm tra hiệu quả điều trị.

Tags:
4.7 9 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.10613 sec| 794.531 kb