Thứ 6, 22/11/2024, 15:24 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Sài Gòn ẩm thực - Kỳ 5: Phong phú món ăn người Hoa

Sài Gòn ẩm thực - Kỳ 5: Phong phú món ăn người Hoa
(Tieudung.vn) - Món ăn của người Hoa làm nên nét văn hóa ẩm thực Chợ Lớn.

Biết tôi là dân Chợ Lớn, có lần người bạn nước ngoài là Haley hỏi tôi  khắp cả vùng Chợ Lớn là vùng  ẩm thực rộng lớn, đúng không. Tôi bảo đúng, thời gian sau Haley bảo, ở Chợ Lớn đâu đâu cũng có những dãy hàng ăn với những bắt mắt, nhất là các khu ăn đêm lúc nào cũng ồn ào tiếng gọi món ăn, tiếng xào nấu ngập trong hương thơm hấp dẫn của các loại gia vị. Là vì ở Chợ Lớn thợ làm bánh người Hoa  có thể vừa  bán bánh vừa cán bột vừa dùng cây chày gõ vào bàn có tiết tấu và thanh điệu làm bánh. Tương tự như vậy, người đầu bếp vừa xào nấu vừa tung hứng thức ăn trên không như các xiếc. 

Những động tác này có thể thừa, nhưng lại làm tăng hứng thú cho đầu bếp và sự háo hức của thực khách, tạo không khí làm việc sáng tạo và là nét riêng độc đáo của bếp người Hoa. Nghề làm bánh, nấu bếp của người Hoa phần nhiều đều thừa kế nghề của cha ông. Ngay cả khi phát triển, nhiều nghề mới ra đời, họ vẫn chung thủy với nghề bếp núc vốn phải đầu tắt mặt tối  với lửa từ sớm đến khuya. 

Mô tả ảnh

Cháo Tiều.

Tại các quán ăn của người Hoa, mỗi quán, mỗi người nấu đều có bí quyết riêng. Cả phong cách phục vụ, lối bài trí cũng riêng, tạo nên nét đặc sắc, đa dạng và hấp dẫn. Nhìn vô là nhận ra ngày quán nào là của người Quảng Đông, quán nào là của người Triều Châu, người Hải Nam liền. Những miếng xá xíu thơm mềm, cái bánh bao nóng hổi, chân vịt rút xương đậm đà, cơm chiên Dương Châu thơm phức, đậu hũ Tứ Xuyên cay xé lưỡi, lẩu cá, cơm gà, bao tử, ruột heo, lưỡi heo, dưa cải, cháo Tiều, hủ tíu sa tế, hào chiên đều có phong vị khác nhau nhưng có một điểm chung duy nhất là hấp hẩn thần khẩu mọi người.

Dọc dài theo các con đường Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trãi, Châu Văn Liêm, Hùng  Vương rất là dể nhận biết quán ăn nào là của người Hoa, quán nào của người Việt bởi bảng hiệu luôn được ghi bằng hai thứ tiếng Hoa - Việt rạch ròi. Bảng hiệu của người Hoa thường là  màu vàng và đỏ, còn chủ quán vừa chào hỏi khách bằng tiếng Việt vừa tíu tít gọi người nhà bằng tiếng Hoa.

Mô tả ảnh
Mì vịt tiềm.

Gần cuối đường Trần Hưng Ðạo, đoạn giao với đường Châu Văn Liêm, có thể dừng lại ở bất kỳ hàng quán nào bên đường để thưởng thức các món chiên của người Hoa.  Cá chiên, tôm viên chiên, tàu hũ chiên, cơm chiên của người Hoa. Rồi cũng  rất là dễ dàng bắt gặp những  chiếc xe hủ tiếu trang trí tranh kiếng của người Hoa trên đường Triệu Quang Phục, Châu Văn Liêm, Tháp Mười, Hậu Giang với những cái tên có chữ sau cùng giống nhau chữ "ký", như Xương Ký, Hà Ký, Phát Ký, Tài Ký, Lợi Ký, Thành Ký...   

Buổi sáng ở Chợ  Lớn có thể thưởng thức tại nhà hàng Phong Lan, Thuận Kiều, Tân Lạc Viên, Cung Hỷ, Bảy Kỳ Quan, các món điểm tâm Dzim Sum yêu thích của nhiều triệu người trên khắp thế giới gồm bánh bao, há cảo, xíu mại của người Hoa.

Ở đâu  cũng để sẵn ấm trà thơm phức cho thực  khách giải khát, đó là nét đặc trưng của quán ăn, nhà hàng do người Hoa làm chủ. Tới nhà hàng Tân Lạc Viên trên đường 3/2, thực  khách vừa dùng bữa điểm tâm vừa thưởng thức giai điệu quen thuộc của các bản nhạc Trung Hoa, nghe hát Hồ Quảng  nhạc phẩm  Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài, Giang sơn mỹ nhân với dàn nhạc cụ truyền thống của họ vào. các buổi sáng cuối tuần,

Mô tả ảnh
Sủi cảo

Ciae múê, thổ âm người Triều Châu là che muế ăn kèm với kềm xại tức là cải chua và từ tố, người Việt gọi là lòng heo. Nồi cháo Tiều lủng bủng trong đó là cải chua, lòng heo, huyết heo, thịt mỡ, giò heo, tàu hủ, đậu phọng dồn chung vô đó, để lửa sôi liu riu hầm hết ngày này sang ngày khác ăn béo ngậy thiệt là khó quên. Cháo Tiều coi đơn giản lắm, vậy mà chẳng hề đơn giản một chút nào đâu.

Là cháo nhưng tinh hoa của cháo Tiều không hoàn toàn là gạo nấu cho nở bung mà người Việt mình thường gọi là cháo hoa. Nồi nước lèo mới đích thực là tinh hoa của cháo Tiều, được lấy từ các vị thảo dược cho tới giờ vẫn là bí quyết riêng của  người Tiều. Tưởng là các món lòng heo, giò heo, da heo căng láng mịn, bóng lưỡng nhìn bắt mắt là đã nhừ nát nhưng nhờ hầm chung với cải chua chỉ cần soi đũa là thịt bung ra mà đâu có phải như vậy. Nhờ có gia vị bí truyền và hầm với cải chua có rút mỡ, vị chua giúp tô cháo Tiều tuy béo nhưng không ngán. Giò heo, lòng heo tuy mềm nhưng không nát. Ngày , thưởng thức tô cháo Tiều, tối ngủ người mát rười rượi.

Vô trong vùng nầy có món cháo Tiều nguyên thủy của người Triều Châu ở huyện Kiết Dương. Nổi tiếng nhất là quán cháo Tiều ổ số 63 đường Hồng Bàng - phường 6 - quận 6. Chủ quán hiện nay là người nối nghiêp ông cố đã từng bán cháo Tiều ở Triều Châu, khi qua Việt Nam sinh sống đã mang theo nghề nầy. 

Trải qua ba đời cha truyền con nối, quán cháo Tiều ở đường Hồng Bàng Quận 6 là một trong số quán cháo Tiều hiếm hoi còn sót lại trong vùng Chợ Lớn.

Tags:
4.1 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.66664 sec| 801.32 kb