Thứ 6, 22/11/2024, 17:58 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Ngành điện tử vẫn phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI

Ngành điện tử vẫn phụ thuộc vào các doanh nghiệp FDI
(Tieudung.vn) - Công nghiệp hỗ trợ (CNHT) của ngành điện tử Việt Nam được coi là ngành công nghiệp then chốt, tuy nhiên hiện mới chỉ ở những bước ban đầu trong chuỗi giá trị và vẫn đang phụ thuộc nhiều vào các DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).

Nếu không có chính sách hỗ trợ cụ thể, cũng như nỗ lực từ phía các DN trong nước, Việt Nam sẽ khó theo kịp trong xu thế hội nhập.

Phát triển dừng ở bước đầu

Những đánh giá trên là một phần nội dung trong Báo cáo cuối cùng Chương trình tri thức của Hàn Quốc với Việt Nam năm 2016 – 2017 của Viện Phát triển Hàn Quốc (KDI). Theo GS.TS Sung Keuk-je, trường Đại học Kyunghee Hàn Quốc, hiện năng lực của các DN Việt Nam trong việc thỏa mãn yêu cầu của các công ty đa quốc gia còn hạn chế. Số lượng các công ty vốn nội tham gia vào chuỗi cung ứng của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam rất nhỏ. Những DN cung ứng sản phẩm CNHT cho ngành công nghiệp điện tử cấp 1, cấp 2 chủ yếu là các DN FDI, những DN này lại chỉ dựa vào những vật liệu sản xuất cơ bản và linh kiện nhập khẩu. Việt Nam có tiềm năng lớn trong việc thu hút thêm các công ty đa quốc gia và phát triển ngành công nghiệp điện tử. Nhưng tiềm năng chỉ có thể thành hiện thực khi năng lực của các công ty Việt Nam trong lĩnh vực CNHT ngành điện tử có thể khắc phục những điểm yếu của mình, đáp ứng được đòi hỏi của các công ty đa quốc gia.

Mô tả ảnh
Công nhân kiểm tra sản phẩm linh kiện trong phân xưởng sản xuất của Công ty TNHH 4P, tại Văn Giang, Hưng Yên. Ảnh: Khắc Kiên

Nguyên nhân chính của tình trạng trên được ông Keuk-je chỉ ra, bao gồm: Thứ nhất, tại thời điểm ban hành những văn bản chính sách, Nhà nước chưa đảm bảo được nguồn lực tài chính để thực hiện. Trong văn bản ban hành những chính sách này, Nhà nước luôn đưa ra một câu đó là giao cho một số bộ đề xuất những hoạt động cụ thể và đề xuất ngân sách để thực hiện. Nhưng nguồn lực thực hiện những chính sách đã được đưa ra này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cân đối của ngân sách Nhà nước. Thứ hai, quá trình ban hành chính sách thiếu sự tham gia thực chất của các DN. Cách thức tham gia chủ yếu của các DN vào dự thảo các văn bản chính sách đó là thông qua website của các cơ quan Nhà nước. Thứ ba, Nhà nước ban hành chính sách đôi khi còn dựa vào mong muốn chính trị với nhiều tham vọng quá lớn.

Cần có tầm nhìn dài hạn

Từ thực tế là DN chuyên sản xuất các sản phẩm linh kiện điện tử cung cấp cho hãng LG, ông Hoàng Minh Trí – Tổng Giám đốc Công ty TNHH 4P chia sẻ, sự hỗ trợ cho DN Nhà nước và DN ngoài quốc doanh, hỗ trợ DN FDI và DN Việt hiện đang còn chưa cân bằng. Thực tế, cho đến nay, các “ông lớn” trong lĩnh vực điện tử đã đầu tư vào Việt Nam là rất thuận lợi cho các DN CNHT. “Tuy nhiên, tôi hy vọng vào chính sách của Nhà nước thay đổi cụ thể hơn để các DN Việt có thể tiếp cận và khai thác được các ưu thế từ việc các "ông lớn" đầu tư vào Việt Nam” – ông Trí bày tỏ. Đồng thời cho rằng, đến một lúc nào đó, khi chính sách thay đổi, có thể 5 năm, 10 năm, hay chi phí sản xuất tại Việt Nam không còn cạnh tranh nữa…, chắc chắn các DN FDI sẽ không đứng ở Việt Nam mãi. Do đó, nếu không có DN Việt Nam đủ năng lực để tiếp nhận công nghệ, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất, nguồn lực lao động hiện đang làm trong các DN FDI… sẽ dẫn đến lãng phí, tụt hậu.

Về phía DN, ông Trí cũng cho rằng, bản thân các DN đòi hỏi sự năng động, phải nỗ lực vươn lên, đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ, xây dựng hệ thống quản lý…, nhất là tiến tới sản phẩm chất lượng toàn cầu mới đủ sức cạnh tranh và có thể hội nhập: “Khi đã có sản phẩm chất lượng toàn cầu, lúc đó sẽ không chỉ DN A, B, mà có thể C, D… sẽ đặt hàng”.

Trước thực tế của CNHT Việt Nam, ông Keuk-je dẫn chứng một số bài học có thể rút ra từ những mô hình khác nhau trong phát triển ngành điện tử tại các nước Đông Á. Về cơ bản, Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) đã phát triển khá bền vững ngành công nghiệp điện tử sản xuất sản phẩm cuối cùng và linh kiện. Malaysia và Singapore chuyên môn hóa vào việc lắp ráp linh kiện điện tử cho các công ty đa quốc gia… Chính vì thế, nghiên cứu từ nhóm diễn giả của GS.TS Sung Keuk-je đã đưa ra một số đề xuất chung và cụ thể bao gồm phát triển thương hiệu quốc gia, mở rộng kế hoạch hợp tác với các công ty FDI, mua công nghệ nước ngoài, nới lỏng những điều kiện cho vay và phát triển ngành công nghiệp vật liệu. Cụ thể, xóa bỏ những phân biệt đối xử trong sản xuất, cũng như phân biệt đối xử đối với các công ty trong nước. Đặc biệt, điều kiện tiên quyết khi ban hành chính sách phải chi tiết và mang tính bao trùm, nghĩa là phải có tầm nhìn dài hạn.

Tags:
4.1 7 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tỷ giá

Khởi nghiệp

Hỗ trợ start-up Việt giảm thiểu thất bại, bước ra thế giới 
(Tieudung.vn) Viet Unicorn là sáng kiến quốc tế hỗ trợ start-up Việt với kỳ vọng từng bước hiện thực...
 
Dự án về khoai mì Củ Chi giành giải nhất cuộc thi khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Dự án đến từ TP Hồ Chí Minh “Các dòng bánh khoai mì dinh dưỡng Cusami” của Mai Tuấn...
 
Nhiều dự án độc đáo tranh tài tại Chung kết cuộc thi Khởi nghiệp Xanh
(Tieudung.vn) Sáng 9/11, tại Hội trường Thống Nhất, TP Hồ Chí Minh, vòng Chung kết cuộc thi ý tưởng/dự...

Thương hiệu

Phân bón Cà Mau được vinh danh đến ba giải cao về: Quản trị Công ty và Báo cáo phát triển bền vững
(Tieudung.vn) Ngày 16/11/2024, tại Đà Lạt, Lễ trao giải Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết (Vietnam Listed Company...
 
Vinpearl lọt top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á
(Tieudung.vn) Mới đây, Vinpearl được vinh danh top 3 thương hiệu mạnh nhất Đông Nam Á, số 1 Việt...
 
Phân bón Đầu Trâu đạt thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024
(Tieudung.vn) Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam lần thứ 9 năm 2024,...

Tin Doanh nghiệp

Đề xuất doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh thương mại điện tử phải nộp thuế
(Tieudung.vn) Sáng 22/11, thừa ủy quyền Thủ tướng, Phó thủ tướng Lê Thành Long trình dự thảo Luật Thuế...
 
Mỹ khởi xướng điều tra chống bán phá giá vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam
(Tieudung.vn) Theo thông tin từ Cục Phòng vệ thương mại thuộc Bộ Công Thương, ngày 13/11/2024, Bộ Thương mại...
 
Áp thuế suất GTGT 5%, giá phân bón có dư địa giảm
(Tieudung.vn) Làm rõ băn khoăn về lo ngại đưa phân bón chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) 5%...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.66446 sec| 847.156 kb