Thứ 4, 03/07/2024, 14:08 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

3 loại thực phẩm không nên nấu cùng giấy bạc

3 loại thực phẩm không nên nấu cùng giấy bạc
(Tieudung.vn) - Ngày nay, giấy bạc rất phổ biến trong nấu nướng. Tuy tiện lợi nhưng nếu dùng giấy bạc sai cách thì hậu quả cũng khôn lường.

3 loại không nên nấu cùng giấy bạc

3 loại thực phẩm không nên nấu cùng giấy bạc

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Giấy bạc có khả năng chịu được nhiệt độ cao, do đó thường được dùng để bọc thực phẩm và bảo quản thức ăn. Giấy bạc giúp ngăn ngừa thức ăn bị dính vào hộp đựng và ngăn dụng cụ nấu nướng bám dầu mỡ.

Giấy bạc còn có khả năng giữ ấm, giữ ẩm lâu, giúp nóng lâu hơn, giữ vị thơm ngon trước khi thưởng thức. Ngoài ra còn hạn chế dầu mỡ, nước tràn ra khi chế biến.

Tuy vậy, giấy bạc không nên dùng cho 3 loại thực phẩm sau:

Giấm, chanh.

Cà chua, bột cà chua.

Nước xốt, thực phẩm hoặc gia vị chứa cồn.

Nguyên nhân là vì 3 loại thực phẩm này có chứa tính axit nhất định, sẽ mài mòn lá nhôm nhanh chóng, hơn nữa sẽ hòa tan các ion nhôm gây hại sức khỏe khi tiêu thụ thức ăn. Bên cạnh đó, việc dùng giấy bạc bọc thức ăn chứa 3 loại thực phẩm trên mà không làm nóng sẽ tạo nên các phản ứng dễ khiến thức ăn mau hỏng hơn.

Thành phần nhôm trong giấy bạc khi lẫn vào thức ăn đi vào cơ thể sẽ không thể tiêu hóa và đào thải ra ngoài hoàn toàn, lâu dần sẽ được tích tụ trong các bộ phận của cơ thể như thận, gan, xương, các mô não.

Một người bị nhiễm nhôm sẽ có các triệu chứng như đau bụng, mệt mỏi và ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh. Đặc biệt, người bị Alzheimer và trầm cảm bị nhiễm có thể gây mất trí nhớ, lo lắng, hen suyễn,...

Do đó, theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm của Bộ Y tế và Phúc lợi Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, chúng ta nên nấu chín thức ăn trước rồi mới lấy thức ăn ra khỏi giấy bạc và thêm các nguyên liệu như giấm, chanh, bột cà chua, các chất có tính axit khác vào. Còn trường hợp muốn bảo quản thức ăn thì nên gói bằng một lớp giấy chất liệu khác bên ngoài rồi mới tới lớp giấy bạc ngoài cùng.

Một số lưu ý khác khi dùng giấy bạc

Khi cất trữ thức ăn có chứa dấm, thức ăn nhiều muối mặn, thức ăn nhiều gia vị hay thức ăn nhiều tính axit như cà chua… các chất trong đồ ăn đó kỵ kim loại, sẽ phản ứng, gây thối, hỏng thức ăn hoặc có đốm xanh.

Khi bọc giấy bạc ra ngoài các đồ kim loại như đồ ăn bằng bạc, đồ sắt hay thép không gỉ, phản ứng điện phân có thể xảy ra gây thủng giấy bạc.

Giấy bạc hỗ trợ bạn rất nhiều trong quá trình nấu nướng nhưng không phải tất cả các trường hợp. Nếu  bạn bọc giấy bạc và cho vào lò vi sóng thì sẽ có các tia lửa bắn tóe ra. Do đó phải chú ý cảnh giác khi dùng giấy bạc với bất kỳ mục đích nào trong lò vi sóng. Tốt nhất là không nên dùng.

Giấy bạc thường có 1 mặt mờ và 1 mặt bóng, do quá trình sản xuất, thực chất nhà sản xuất không có ý tạo cho mặt nào tốt hơn. Tuy nhiên vì mặt bóng phản xạ nhiệt tốt hơn với nóng và lạnh nên nó có thể áp dụng trong 1 số trường hợp bảo quản và chế biến thức ăn. Song thực tế sự khác biệt là không đáng kể. 

Tags:
3.5 5 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.53202 sec| 801.75 kb