Thứ 7, 23/11/2024, 17:19 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

5 cách phòng tránh dịch cúm A

5 cách phòng tránh dịch cúm A
(Tieudung.vn) - Giữ gìn vệ sinh nơi ở, nơi làm việc có chế độ ăn uống, tập luyện khoa học là những cách tốt nhất để phòng tránh cúm A.

Bệnh cúm A có nguy hiểm hay không?

5 cách phòng tránh dịch cúm A

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Internet

Theo y văn, bệnh cúm A là một dạng nhiễm trùng đường hô hấp, thường do các chủng virus như H1N1, H5N1, H7N9 gây ra. Bệnh có thể lây lan qua đường hô hấp bằng các giọt bắn nhỏ từ cơ thể người bệnh khi ho, hắt hơi hoặc tiếp xúc với đồ vật, bề mặt có virus.

Bệnh được cho là không quá nguy hiểm, có thể có biểu hiện nặng khi mắc bệnh nhưng lại nhanh khỏi. Song, bệnh vẫn có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề và nghiêm trọng, thậm chí là đe doạ đến tính mạng đối với nhóm trẻ em, người già hay đối tượng có các bệnh nền mãn tính như: đái tháo đường, huyết áp, tim mạch hoặc hô hấp.

Theo Tiến sĩ Đỗ Thiện Hải - Phó giám đốc Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Nhi Trung ương - cho biết, biểu hiện của bệnh cúm A so với khi trước đã có nhiều thay đổi nghiêm trọng hơn. Trước kia, người mắc bệnh cúm thường chỉ có các biểu hiện viêm long đường hô hấp trên kèm sốt, nhưng sẽ không có các triệu chứng về thần kinh. Tuy nhiên, từ mùa cúm năm 2019 - 2020 thì lại ghi nhận rất nhiều trường hợp có các triệu chứng nặng nề rõ rệt về mặt thần kinh, cụ thể như tình trạng viêm não, phù não, động kinh, co giật,...

Ngoài biến chứng mới gây ra viêm não, phù não và có ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, người thuộc nhóm nguy cơ (trẻ em, người già, phụ nữ , người có miễn dịch kém và có bệnh nền mãn tính) khi mắc bệnh cúm A cũng sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng ác tính khác, bao gồm:

Viêm phổi

Viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số trường hợp nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong.

Tổn thương gan dẫn đến viêm gan, suy gan, tỷ lệ tử vong rất cao.

Với phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương.

Nên phòng ngừa bệnh cúm A như thế nào?

Vệ sinh cá nhân cẩn thận: rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra khỏi nhà. Trong mùa dịch, cần tránh tập trung nơi đông người. Nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao cần tránh tiếp xúc với với bệnh nhân mắc cúm hoặc nghi ngờ mắc cúm.

Khi xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm như sốt, ho, sổ mũi,… nên đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xác định bệnh. Từ đó, có các biện pháp phòng ngừa lây nhiễm cho những người xung quanh.

Vệ sinh nơi ở, nơi làm việc sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn thông thường.

Tăng cường sức đề kháng bằng cách tập thể dục, chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý.

Tiêm vắc xin phòng cúm đầy đủ, đúng lịch. Đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao cần được tiêm phòng đầy đủ trước mùa dịch.

Tags:
3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.84525 sec| 802.516 kb