Dự thảo của Bộ Tài chính: Cá nhân đặt mua hàng trực tuyến từ nước ngoài gửi về Việt Nam, hoặc ngược lại, tới đây sẽ phải chịu thuế nhập, xuất khẩu. Ảnh: Way.com.vn
Việc mua hàng ở nước ngoài qua thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng trở nên thuận lợi hơn về cả phương thức giao dịch lẫn thanh toán, nhận hàng.
Báo cáo về Chỉ số thương mại điện tử Việt Nam cho thấy, 5 năm gần đây thì tốc độ tăng trưởng trung bình năm của Việt Nam từ 25-30%.
Thực trạng này cũng đặt ra các vấn đề về quản lý sao cho phù hợp với hoạt động giao dịch thương mại điện tử qua biên giới. Theo đó, Bộ Tài chính vừa công bố lấy ý kiến Dự thảo Nghị định quản lý hàng hóa xuất, nhập khẩu giao dịch qua TMĐT.
Ngoài các đối tượng tương tự như các trường hợp xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa thông thường, Dự thảo quy định thêm các đối tượng là chủ sở hữu sàn giao dịch TMĐT, website TMĐT tử bán hàng ví dụ như sàn thương mại điện tử Amazon ở Mỹ, sàn thương mại điện tử Alibaba ở Trung Quốc là đối tượng áp dụng của Nghị định, quy định này tương đồng với quy định người nộp thuế tại Luật Quản lý thuế.
Người mua hàng, chủ sàn thương mại điện tử (hoặc qua địa lý làm thủ tục hải quan, đơn vị vận chuyển) có trách nhiệm kê khai hải quan và nộp thuế.
Hiện nay hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua TMĐT không có quy định riêng về chính sách thuế, theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế nhập khẩu có quy định hàng hóa nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh, không phân biệt hàng hóa TMĐT hay hàng hóa khác có trị giá hải quan từ 1 triệu đồng trở xuống hoặc có tổng số thuế từ 100 nghìn đồng trở xuống thì được miễn thuế nhập khẩu (theo khoản 11 Điều 1 Nghị định 18/2021/NĐ-CP).
Tuy nhiên, Nghị định này chưa quy định cụ thể số lần hoặc cụ thể lô hàng được miễn thuế, do vậy dẫn đến việc người khai hải quan lợi dụng chính sách này để chia nhỏ lô hàng nhằm mục đích miễn thuế.
Miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có trị giá đơn hàng dưới1 triệu đồng, hoặc có tổng số tiền thuế nhập khẩu dưới 100 nghìn đồng, không quá 1 đơn hàng/ngày và không quá 4 đơn hàng/tháng. Ảnh: Internet
Để ngăn chặn việc lợi dụng chính sách ưu đãi về thuế, xây dựng các quy định để bảo đảm công tác quản lý, ngăn chặn trốn thuế và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa qua TMĐT, Dự thảo Nghị định quy định, mỗi tổ chức, cá nhân mua hàng chỉ được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu có trị giá hải quan theo từng đơn hàng từ 1 triệu đồng Việt Nam trở xuống, hoặc trên 1 triệu Việt Nam nhưng có tổng số tiền thuế nhập khẩu phải nộp dưới 100 nghìn đồng Việt Nam, thì mỗi tổ chức, cá nhân mua hàng chỉ được hưởng tiêu chuẩn miễn thuế không quá 1 đơn hàng/ngày và không quá 4 đơn hàng/tháng
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua TMĐT có trị giá hải quan theo từng đơn hàng trên 1 triệu đồng Việt Nam và có tổng số tiền thuế nhập khẩu phải nộp trên 100 nghìn đồng Việt Nam thì phải nộp thuế nhập khẩu đối với toàn bộ trị giá hàng hóa nhập khẩu.
Bộ Tài chính đề xuất định mức miễn thuế nhập khẩu đối với hàng hóa gửi qua dịch vụ bưu chính phải được áp dụng theo định mức đối với hàng nhập khẩu giao dịch qua TMĐT như đề xuất tnày.
EU thay đổi quy định thuế liên quan đến hàng hóa giao dịch qua thương mại điện tử 1/7/2021
Nếu như từ trước bất kỳ hàng hóa nào khi đưa vào EU và bán cho người tiêu dùng cuối cùng đều phải chịu thuế giá trị gia tăng, ngoại trừ hàng hóa có giá trị dưới 22 euro được mua trực tuyến từ một nước thứ ba ngoài lãnh thổ EU. Hay như thuế nhập khẩu, hiện đang chưa áp dụng đối với hàng nhập khẩu theo phương thức thương mại điện tử có giá trị dưới 150 euro. Thì nay cả hai hoạt động thương mại trực tuyến này đều phải nộp thuế giá trị gia tăng.
Theo quy định của EU, áp dụng từ 1/7/2021, tất cả hàng hóa được đưa vào EU có nguồn gốc giao hàng từ nước thứ ba đều thuộc diện chịu thuế giá trị gia tăng và phải khai báo hải quan.
(Vụ Thị trường châu Âu, châu Mỹ - Bộ Công thương)