Thứ 5, 21/11/2024, 20:24 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Dẫn dắt kinh tế số, thương mại điện tử kích cầu tiêu dùng nội địa

Dẫn dắt kinh tế số, thương mại điện tử kích cầu tiêu dùng nội địa
(Tieudung.vn) - Thị trường trong nước năm 2023 tiếp tục phát huy tốt vai trò động lực, trụ đỡ quan trọng của nền kinh tế. Dấu ấn của thương mại điện tử (TMĐT) đã góp phần thúc đẩy và duy trì đà tăng trưởng của thương mại nội địa.

Dẫn dắt kinh tế số, thương mại điện tử kích cầu tiêu dùng nội địa

May 10 Centurion tại thành phố Hồ Chí Minh ứng dùng nhiều giải pháp số để kích cầu . Ảnh: Hoàng Anh

Hàng Việt chiếm tỷ trọng

Năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã định hướng 3 trụ cột tăng trưởng là đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng. Trong đó, thương mại là một trong những trụ cột quan trọng đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng vĩ mô, trong đó và tiêu dùng nội địa đóng một vai trò rất quan trọng.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, ngay từ đầu năm 2023, ngành Công Thương đã đưa ra những định hướng hoạt động để có các giải pháp ứng phó kịp thời trước những biến động từ thị trường quốc tế có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường nội địa.

Thực tiễn cho thấy điểm đáng mừng trong những năm gần đây, nhận thức về thị trường trong nước của các doanh nghiệp và các nhà quản lý đã thay đổi cơ bản. Theo đó, thị trường nội địa không còn chỉ như một giải pháp thay thế khi xuất khẩu gặp khó khăn. Trái lại, thương mại trong nước đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ và gắn liền với phát triển thương hiệu hàng Việt Nam.

Đồng thời, cùng với xuất khẩu và công nghiệp chế biến, chế tạo, thương mại nội địa đã tạo thành "chân kiềng" có tính bổ trợ vững chắc, bảo đảm hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của ngành Công Thương, cũng như của cả nền kinh tế đất nước.

Dẫn dắt kinh tế số, thương mại điện tử kích cầu tiêu dùng nội địa

Nhiều ưu đãi tại các trung tâm M2 Việt Nam trong ngày Black Friday 2023. Ảnh: Khắc Kiên

Đơn cử, tổng bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2023 ước tăng 9,6% so với năm 2022, vượt mục tiêu kế hoạch của ngành (mục tiêu tăng 8 - 9%). " này không chỉ góp phần quan trọng trong việc đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng vĩ mô mà còn minh chứng cho những giải pháp về phát triển thị trường trong nước của ngành Công Thương đã đúng và trúng" – Bộ trưởng nói.

Cùng với việc triển khai sâu rộng Cuộc vận động "Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam", điều đáng nói là hệ thống phân phối trong nước đã tập trung rất lớn cho tiêu thụ hàng Việt, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, không chỉ góp phần kích thích sản xuất mà còn giúp mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa. Trên các kệ hàng siêu thị, cửa hàng tiện lợi, ở thành thị, nông thôn, vùng xa... hàng Việt luôn chiếm tỷ trọng 85 - 90%.

Vai trò xung kích hướng tới bền vững

Góp vào thành công đó, TMĐT năm 2023 tiếp tục là mũi xung kích trên mặt trận kinh tế của ngành và đất nước, trong đó ghi dấu ấn khá rõ khi tác động tới phát triển kinh tế số, đặc biệt phát huy vai trò đối với phân phối, tiêu dùng nội địa. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên.

Để khai thác hiệu quả thị trường 100 triệu dân, trong năm 2023, ngành Công Thương không chỉ chú trọng đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng sâu, vùng xa. Đồng thời kết hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa thương mại truyền thống và hiện đại như livetream quảng bá sản phẩm, hỗ trợ nông dân, hợp tác xã tiêu thụ nông sản trên TMĐT; tổ chức kích cầu mua sắm trên cả nước thông qua Ngày mua sắm trực tuyến…

Tư lệnh ngành cho rằng, thành công của thương mại nội địa trong năm 2023 có sự “lên ngôi” của TMĐT. Hoạt động TMĐT tiếp tục phát triển trở thành kênh phân phối quan trọng, góp phần phát triển chuỗi cung ứng và lưu thông trong và ngoài nước, hỗ trợ tiêu thụ hiệu quả lượng lớn nông sản, cho nông dân và doanh nghiệp, đặc biệt khi vào vụ thu hoạch. Nhiều doanh nghiệp tăng trưởng đột phá nhờ ứng dụng TMĐT, doanh thu bán lẻ hàng hóa xuyên biên giới tăng cao, trong đó có sự tham gia của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Dẫn dắt kinh tế số, thương mại điện tử kích cầu tiêu dùng nội địa

Nhiều sản phẩm nông sản hữu cơ nhờ TMĐT đã được đưa lên các kệ. Ảnh: Hoàng Anh

Ngành Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động về liên kết vùng phát triển TMĐT, triển lãm các công nghệ, giải pháp chuyển đổi số, sản xuất thông minh, kích cầu tiêu dùng trong nước, thu hút người dân tham gia vào các hoạt động trải nghiệm TMĐT và công nghệ số… Qua đó, thúc đẩy phát triển TMĐT cấp vùng, giúp tăng cường nhận thức của người dân với TMĐT và thúc đẩy đầu tư, phát triển hạ tầng, giải pháp công nghệ của doanh nghiệp Việt Nam.

Nhờ các giải pháp đồng bộ, năm 2023 đã chứng kiến sự đột phá vượt bậc trong lĩnh vực TMĐT, quy mô thị trường TMĐT bán lẻ Việt Nam ước đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước, đạt tốc độ tăng trưởng khoảng 25%/năm. Việt Nam được xếp vào nhóm 10 quốc gia có tốc độ tăng trưởng TMĐT hàng đầu thế giới, tạo động lực phát triển kinh tế và dẫn dắt chuyển đổi số trong doanh nghiệp.

Các chuyên gia cho biết, thời gian qua, nhiều giải pháp sáng tạo đã và đang được nhiều bên liên quan đề xuất và triển khai, mở ra những cơ hội lớn để TMĐT phát triển bền vững, thân thiện hơn với môi trường, tiến tới mục tiêu trung hoà khí thải carbon và giảm thiểu rác thải nhựa.

Bàn về vấn đề, ông Nguyễn Thanh Hưng (Hội đồng cấp cao về TMĐT) cho biết, các chính sách về kinh tế số và TMĐT hiện tập trung phần lớn vào các giải pháp phát triển nhanh. Với bối cảnh đó, cần thiết phải có các chính sách thúc đẩy phát triển kinh tế số và TMĐT một cách bền vững, thân thiện môi trường. Trong đó, trực tuyến và các doanh nghiệp TMĐT, logistics là những đối tượng nòng cốt thực thi các giải pháp thúc đẩy sự bền vững.

Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đã triển khai nhiều giải pháp sáng tạo nhằm giảm tác động tiêu cực tới môi trường, điển hình Lazada, Grab hay Bưu điện Việt Nam. Các biện pháp bao gồm, tiết giảm số lượng thùng carton và chuyển sang dùng 100% bao bì có thể tái chế được, hay giảm rác thải nhựa; khuyến khích khách hàng chờ giao hàng chậm nhưng ít hại môi trường, thay vì đẩy mạnh quảng bá hình thức giao hàng ngay và luôn để cạnh tranh với nhau…

Tags:
3.8 29 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan
Tỷ giá

Tài chính - Ngân hàng

HDBANK đạt ba giải thưởng tại cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024
(Tieudung.vn) HDBank đã xuất sắc đạt ba giải thưởng danh giá tại Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết...
 
HDBank khởi động dự án “Tư vấn quản trị ESG và Tài chính bền vững” cùng PwC
(Tieudung.vn) HDBank vừa chính thức hợp tác với PwC, trở thành ngân hàng tiên phong tại Việt Nam triển...
 
Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024: USD bật tăng, đạt mức 106,66
(Tieudung.vn) Giá ngoại tệ ngày 21/11/2024, đồng USD tiếp tục đà tăng sau cuộc bầu cử tổng thống Mỹ,...

Giá - Sản phẩm

Giá xăng giảm nhẹ, RON 95 giảm về 20.528 đồng/lít
(Tieudung.vn) Chiều 21/11, liên Bộ Công Thương-Tài chính thông báo về điều chỉnh giá xăng dầu. Theo đó, giá...
 
Giá heo hơi ngày 21/11/2024: Tăng giảm trái chiều tại miền Trung và miền Nam
(Tieudung.vn) Giá heo hơi ngày 21/11/2024, tăng giảm trái chiều tại miền Trung và miền Nam, dao động trong...
 
Giá nông sản ngày 21/11/2024: Cà phê và hồ tiêu quay đầu giảm
(Tieudung.vn) Giá nông sản ngày 21/11/2024, cà phê quay đầu giảm, mức giảm khoảng 800 đồng/kg. Hồ tiêu giảm...
Giá nông sản
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Xem thêm »

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
1.52548 sec| 866.25 kb