Thứ 5, 21/11/2024, 23:42 PM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

Google phát triển dòng chip riêng cho Pixel và Chromebook

Google phát triển dòng chip riêng cho Pixel và Chromebook
(Tieudung.vn) - Google có thể đang phát triển bộ xử lý của riêng mình nhằm đưa vào những chiếc điện thoại Pixel của họ trong năm tới.

Các nhà sản xuất thông minh và luôn mong muốn mang đến cho khách hàng những trải nghiệm mà đối thủ không thể cung cấp. Trong quá khứ, họ đã cạnh tranh để có được những công thái học (Ergonomics), phần mềm tốt nhất cùng một số tính năng độc quyền và cuộc chiến này chưa bao giờ dừng lại.

Google phát triển dòng chip riêng cho Pixel và Chromebook

Google phát triển dòng chip riêng cho Pixel và Chromebook

Gần đây, Apple và các công ty như Huawei, Samsung bắt đầu tự phát triển các SoC để làm nổi bật ưu thế trên . Chính vì vậy, Google cũng không chấp nhận thụt lùi và đang có kế hoạch ra mắt dòng chip dành riêng cho điện thoại thông minh Pixel và Chromebook.

Dòng chip Whitechapel sẽ đánh dấu sự thâm nhập của Google trong lĩnh vực bán dẫn.
Theo của Axios, Google đã phát triển thành công SoC có tên mã Whitechapel và bắt đầu từ nghiệm trong vài tuần gần đây. Bộ xử lý này chứa tám lõi Arm và một số chip silicon khác, được thiết kế để tăng tốc thuật toán học máy (machine learning) của Google (gần tương tự TPU) và cải thiện hiệu suất của ứng dụng Trợ lý Google.

Cụ thể, con chip này được sản xuất bằng công nghệ tiến trình 5LPE (5 nm) của Samsung. Vì các SoC di động mới thường mất một năm hoặc lâu hơn để đưa vào sản phẩm thương mại, nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch và chip có thể cung cấp hiệu suất cạnh tranh, Whitechapel sẽ được cung cấp cho dòng điện thoại thông minh Pixel của Google vào nửa cuối năm 2021.

Những SoC cao cấp đang có mặt trên thị trường đến từ Qualcomm hay MediaTek, được sử dụng bởi một lượng lớn các nhà sản xuất smartphone, mang lại hiệu năng tổng thể lẫn hiệu năng đồ hoạ rất cao, qua đó cho phép các nhà sản xuất có thể thoải mái cải tiến camera và phần mềm của họ. Tuy nhiên, bởi chúng là những SoC "mì ăn liền", chúng không mang trong mình bất kỳ phần cứng tuỳ biến độc lạ nào có khả năng giúp một thiết bị vượt trội về mặt hiệu năng lẫn tính năng.

Để mang đến cho người dùng một trải nghiệm độc nhất, cắt giảm chi phí (nếu có thể), và kiểm soát tốt hơn các sản phẩm của chính mình, các công ty như Huawei, Apple, và Samsung đã tự tay phát triển SoC smartphone từ lâu. Apple đi xa nhất và tạo ra cả một SoC cao cấp cho máy Mac, với hiệu năng khá mạnh khi so với các vi xử lý x86 từ Intel. Hơn nữa, chip M1 của Apple còn có nhiều thành phần chuyên dụng, mang lại hiệu năng và tính năng mà những CPU đại trà không thể có được, thay đổi đáng kể của những chiếc máy tính Apple.

Đối với Google, một công ty công nghệ cao hàng đầu với những tham vọng to lớn về smartphone và PC, hoàn toàn hợp lý khi họ tự thiết kế chip nhằm tạo sự khác biệt cho những smartphone Pixel và Chromebook, cũng như mang đến cho người dùng những tính năng hoàn toàn mới. Nhưng có một vấn đề. Khi Huawei thiết kế SoC cho smartphone của mình, họ phải cạnh tranh với các đối thủ khác trong hệ sinh thái Android. Nhưng khi Google tung ra phần cứng với chip của mình, họ phải cạnh tranh với chính các đối tác, vốn là các nhà phát triển SoC và nhà sản xuất phần cứng - điều mà chắc chắn chẳng làm ai thấy vui cả.

Cuối cùng, nếu Google muốn nhanh chóng cải tiến nền tảng Android và Chrome OS, cũng như tiếp tục cạnh tranh với Apple và Microsoft, sở hữu SoC là một trong những cách cần thực hiện, bởi việc tích hợp những tính năng nhất định vào chip tự thiết kế sẽ dễ hơn đáng kể so với thuyết phục một bên thứ ba tích hợp thứ gì đó vào SoC của họ.

Tags:
3.8 19 5 Nhấn vào đây để đánh giá
Tin liên quan

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.16551 sec| 788.688 kb