Thứ 6, 22/11/2024, 05:19 AM
Bạn đọc đăng tin
Hotline: 0918658465

43 ứng dụng nổi tiếng của Trung Quốc cấm lưu hành tại Ấn Độ

43 ứng dụng nổi tiếng của Trung Quốc cấm lưu hành tại Ấn Độ
(Tieudung.vn) - Ấn Độ liệt 43 ứng dụng di động nổi tiếng đến từ Trung Quốc như AliExpress, Lalamove, vào trong danh sách cấm ở nước này.

Bộ Điện tử và Ấn Độ hôm 24/11 ban hành lệnh cấm với 43 ứng dụng có xuất xứ từ Trung Quốc. Theo Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ, các ứng dụng đã "tham gia vào các hoạt động gây hại đến chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, quốc phòng, và trật tự công cộng của Ấn Độ".

Trong số các ứng dụng bị cấm hoạt động tại Ấn Độ, đáng chú ý có các sản phẩm của Alibaba, như AliSuppliers, Alibaba Workbench, AliExpress, Alipay Cashier, Taobao Live. Bên cạnh đó còn có ứng dụng mạng và hẹn hò, như Chinese Social, Date in Asia, WeDate…

Với quyết định này, Ấn Độ đã cấm hơn 200 ứng dụng từ Trung Quốc. Đây là lần thứ 3 nước này đưa ra lệnh cấm như vậy. Trước đó, loạt ứng dụng như TikTok, PUBG Mobile, Wechat, cũng bị nước này hạn chế. Ấn Độ cho rằng, các ứng dụng này thu thập và dữ liệu người dùng có thể gây ra mối đe dọa cho nhà nước.

43 ứng dụng nổi tiếng của Trung Quốc cấm lưu hành tại Ấn Độ

Ấn Độ cấm thêm 43 ứng dụng Trung Quốc với cáo buộc đe dọa chủ quyền. (Ảnh: Bloomberg)

TechCrunch cho hay, trong top 500 ứng dụng được dùng nhiều tại Ấn Độ, hiện không còn bất cứ ứng dụng nào nguồn gốc Trung Quốc.

Các động thái mà Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin Ấn Độ gọi là "cuộc tấn công kỹ thuật số" được bắt đầu sau khi 20 binh sĩ Ấn Độ thiệt mạng trong một cuộc giao tranh với quân đội Trung Quốc tại một khu vực biên giới trên dãy Himalaya vào tháng 6.

Lệnh cấm của Ấn Độ ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của nhiều công ty công nghệ Trung Quốc. Ấn Độ là một trong những lớn nhất để phát triển của các công ty như Alibaba, Bytedance và Tencent. Thế nhưng, trước động thái của Ấn Độ, nhiều trong số này đã phải tạm dừng kế hoạch phát triển.

Một số ứng dụng nằm trong đợt cấm đầu tiên cũng đang rục rịch lên kế hoạch trở lại. Chẳng hạn, PUBG được cho là đang muốn đầu tư 100 triệu USD, hợp tác với Microsoft để giải quyết bài toán về nhu cầu tại Ấn Độ. Ngược lại, UC Web - công ty con thuộc Alibaba - lại tỏ ra cứng rắn khi sa thải toàn bộ nhân viên tại Ấn Độ sau khi nước này cấm trình duyệt UC Browser.

Từ giữa năm 2020, tâm lý tẩy chay sản phẩm Trung Quốc lan rộng tại đây. Không chỉ với các ứng dụng, nhiều sản phẩm như đồ điện tử, , TV của thương hiệu Trung Quốc cũng bị tẩy chay. Xiaomi, một trong những thương hiệu Trung Quốc phổ biến tại Ấn Độ, phải ''xóa vết'' bằng cách dán chữ "Made in India" lên các hộp smartphone của mình.

Tags:
4.4 17 5 Nhấn vào đây để đánh giá

Chuyên trang Tiêu dùng - Báo Kinh tế & Đô thị điện tử, Cơ quan của UBND TP. Hà Nội
Giấy phép số: 27/GP-CBC do Bộ Thông tin & Truyền thông cấp ngày 17/05/2022
Tổng Biên tập: Nguyễn Thành Lợi

() Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Tieudung.kinhtedothi.vn

Share facebook Share google Share twitter Share linkedin Share pinterest
2.28065 sec| 773.094 kb